Nắng nóng, đề phòng bé bị mất nước

Trẻ thiếu nước dễ mất tập trung. Nếu bé bị mất nước nhẹ, bạn dễ dàng bổ sung nước mà không gây hại cho bé; nếu bị mất nước nặng, bé có thể bị nguy hiểm đến sức khỏe. Những dấu hiệu sao cho thấy bé đang hoặc sắp bị mất nước:
– Hơn 6 giờ đồng hồ, bé không làm ướt một chiếc tã.- Nước tiểu của bé có màu sậm hơn bình thường.

– Miệng và môi của bé bị khô.

– Bé khóc mà không ra nước mắt.

– Trông bé mệt mỏi, lờ đờ.

Dấu hiệu nghiêm trọng:  Mắt bé trũng xuống; chân, tay của bé có vẻ lạnh; bé ngủ liên tục hoặc quấy khóc.

Phòng tránh mất nước cho bé

Đảm bảo bé luôn được cung cấp đủ chất lỏng (qua sữa mẹ, sữa ngoài hoặc nước lọc), nhất là trong những ngày nắng nóng hoặc khi bé bị ốm. Bạn nên duy trì việc cho bé bú mẹ thường xuyên hơn. Với bé trên 4 tháng tuổi (bước vào tuổi ăn dặm), bạn có thể cho bé uống thêm chút nước lọc. Nếu bé uống nước hoa quả, bạn không nên tăng lượng nước hoa quả cho bé; thay vào đó, nên pha loãng hơn nước hoa quả (chẳng hạn, bé uống khoảng 50ml nước quả mỗi ngày thì giờ, bạn nên pha với tỷ lệ 50ml nước quả và 50ml nước lọc).

Một số trường hợp bé dễ bị mất nước:-Sốt: Nên bổ sung chất lỏng (qua sữa mẹ và nước lọc, với bé đến tuổi ăn dặm) khi bé bị sốt. Nếu bé kém bú, khó nuốt, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc giúp hạ sốt, giảm đau cho bé.

– Quá nóng: Vận động quá nhiều hoặc khi bé vui chơi trong căn phòng nóng bức, bé dễ bị đổ mồ hôi, dẫn tới mất nước. Với những ngày trời nóng, bạn nên bổ sung thêm nước; đồng thời, cách ly bé khỏi khu vực quá oi bức.

– Tiêu chảy: Nếu mắc chứng bệnh về đường ruột, bé có thể bị mất nước vì bị tiêu chảy và nôn (trớ). Không nên cho bé uống nước hoa quả vì nó sẽ khiến tình trạng bệnh ở bé tồi tệ hơn. Bạn cũng không nên tự ý cho bé dùng thuốc chống tiêu chảy, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Tăng cường các cữ bú trong ngày cho bé, có thể cho bé uống thêm nước với bé đã bước vào tuổi ăn dặm.

– Nôn (trớ): Virus hoặc vi khuẩn gây bệnh đường ruột có khả năng khiến bé bị nôn (trớ). Nếu bé bị nôn quá nhiều, bé có khả năng bị mất nước. Nên bổ sung cho bé từng lượng chất lỏng (sữa mẹ, với bé chưa đến tuổi ăn dặm) và thêm nước lọc (với bé đã đến tuổi ăn dặm).

– Bé từ chối uống: Đau họng hoặc chứng bệnh chân, tay, miệng có thể gây đau trong khoang miệng nên khiến bé từ chối ăn, uống. Bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ tìm cách trị liệu thích hợp; sau đó, bạn nên cho bé bú mẹ ít nhưng thường xuyên.

Nếu bé xuất hiện dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám. Bé có thể cần phải được truyền dịch (dung dịch điện phân) cho đến khi vượt qua tình trạng bị mất nước.

(Nguồn: Mẹ và Bé/Motherandbaby)

Phòng tránh bệnh cho bé yêu trong mùa hè

Thời tiết mùa hè năm nay có tính khắc nghiệt hơn mọi năm. Mặc dù vừa mới sang tháng đầu hè nhưng nhiệt độ nhiều nơi đã cao trên 40 độ C và diễn ra dài ngày. Nắng nóng kéo dài làm cho mọi người đều cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là trẻ em. Hơn thế, trẻ em với sức đề kháng kém, lại phải chịu sự nóng lên bất ngờ và dài ngày này khiến không ít bé đổ bệnh, điển hình là các bệnh thường gặp nhiều nhất về mùa hè như bệnh tiêu chảy, rôm sảy, chân tay miệng… Diễn biến bệnh ở trẻ trong mùa hè năm nay cũng phức tạp và phát triển nhanh hơn rất nhiều.

Số trẻ mắc cách bệnh gia tăng nhanh chóng

Đặc biệt phải kể đến các tỉnh miền Trung, với nhiệt độ ban ngày cao nhất lên tới 45 độ C, nhiệt độ ban đêm gần 30 độ C khiến số trẻ em mắc các bệnh viêm đường hô hấp, viêm amidan, tiêu chảy, sốt virus, chân tay miệng… tăng lên đáng kể, ví dụ như số bệnh nhi nhập viện vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) trong những ngày nắng nóng tăng gấp 2-3 lần so với những ngày thường. Còn Bệnh viện Nhi Trung Ương mỗi ngày tiếp nhận khoảng 2.500-3000 bệnh nhân đến khám. Số bệnh nhi đến khám và nhập viện tại bệnh viện Bạch Mai cũng đông đúc không kém.
Phòng tránh bệnh cho bé yêu trong mùa hè - Mẹ và Bé - Cách nuôi dạy con trẻ - Chăm sóc bé - Làm cha mẹ - Sức khỏe trẻ em
Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi của bệnh viện Bạch Mai thì số bệnh nhi nhập viện tại Khoa Nhi, BV Bạch Mai thời điểm này chủ yếu là bệnh về đường tiêu hóa, do hệ quả từ việc thay đổi lối sống, vệ sinh ăn uống trong những ngày nắng nóng.Còn theo đánh giá của các bác sĩ ở bệnh viện Nhi TƯ thì trẻ khu vực Hà Nội nhập viện nhiều trong những ngày nắng nóng này chủ yếu là nhiễm siêu vi đường hô hấp với các biểu hiện như: Ho, sốt, ngạt mũi, khó thở. Có nhiều trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng nặng, có biến chứng viêm phổi do sức đề kháng yếu.
Trẻ nằm điều hòa, nằm quạt không đúng cách sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn
Lý giải cho nguyên nhân tại sao trong những ngày nắng nóng, số trẻ em mắc các bệnh về hô hấp lại tăng lên đáng kể, các bác sĩ chuyên khoa Nhi của các bệnh viện đều có nhận định rằng: Nắng nóng kéo dài, việc nằm quạt và sử dụng điều hòa thiếu khoa học, không hợp lý sẽ khiến nhiều trẻ bị bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi, hen suyễn, viêm xoang.Bên cạnh đó, trẻ còn dễ mắc các bệnh lý ngoài da như: mụn nhọt, thủy đậu, rôm sảy… Hơn nữa thời tiết nóng kéo dài khiến cho các loại thực phẩm không được đảm bảo, vì thế khi trẻ nhỏ ăn vào sẽ gây nên các chứng bệnh về đường tiêu hóa, trong đó chủ yếu là bị tiêu chảy. Trẻ nếu uống nhiều nước đá, nước lạnh sẽ có nguy cơ nhiễm các loại virus vì nước đá thường không đảm bảo vệ sinh.Bên cạnh các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, bệnh chân tay miệng cũng là một mối quan tâm và lo lắng của không ít các bậc phụ huynh khi mà số trẻ bị mắc chân tay miệng có chiều hướng gia tăng nhanh chóng ngay từ đầu hè năm nay. Phòng tránh bệnh cho bé yêu trong mùa hè - Mẹ và Bé - Cách nuôi dạy con trẻ - Chăm sóc bé - Làm cha mẹ - Sức khỏe trẻ em
Như mọi năm, bệnh tay chân miệng thường phát triển mạnh vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 10, nhưng năm nay, ngay từ đầu hè đã phát triển cao. Có nhiều bệnh nhân nặng, đặc biệt là bệnh nhân đồng nhiễm cả 2 loại vi-rút EV71 và Rôta vi-rút (tác nhân gây tiêu chảy, nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên, có những trường hợp chỉ là ngứa da thông thường do mùa nóng, trẻ dễ bị muỗi đốt và côn trùng cắn khiến ngứa ngáy, gãi nhiều gây trầy xước, dễ dẫn tới viêm da, nhưng các bậc phụ huynh lo lắng con bị chân tay miệng nên vội vàng đưa con đi khám. Để cảnh giác và xác định sớm trường hợp con bị chân tay miệng, các bác sĩ khuyên cha mẹ cần quan sát các biểu hiện của con, nếu thấy các nốt đỏ xuất hiện ở lòng bàn chân, bàn tay và niêm mạc miệng, xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều thì cần đưa con đi khám ngay.
(Nguồn: hanhphucgiadinh.vn)

Cách sử dụng các loại nhiệt kế khi bé ốm

Mỗi loại nhiệt kế có cách sử dụng khác nhau, vì vậy phụ huynh cần lưu ý để đo được thân nhiệt chính xác nhất cho trẻ.

Dùng nhiệt kế đo thân nhiệt khi trẻ ốm rất quan trọng. Đo nhiệt kế không đúng cách dễ sai số thân nhiệt sẽ dẫn tới những tai họa khó lường. Nếu trẻ sốt cao quá thì dễ co giật hoặc ảnh hưởng tới xác định chính xác việc kê đơn, dùng thuốc.

Mỗi loại nhiệt kế có cách sử dụng khác nhau, vì vậy phụ huynh cần lưu ý để đo được thân nhiệt chính xác nhất cho trẻ.1. Nhiệt kế điện tử

Ưu điểm: Dễ thao tác, cho kết quả nhanh sau 10 giây đến 1 phút, không hay bị vỡ như nhiệt kế thuỷ ngân. Nhiệt kế điện tử rất dễ đọc, phần đuôi của nhiệt kế có màn hình nhỏ, trên đó hiển thị kết quả nhiệt độ như trên đồng hồ điện tử.

Nhược điểm: Dễ sai số hoặc không xác định được toàn bộ thân nhiệt. Ví dụ, loại đo ở trán chỉ phản ánh chính xác được nhiệt độ ở trán.

1719853081_nach
Nhiệt kế điện tử có nhiều loại:– Nhiệt kế đo tai: Dùng đo nhiệt độ ở lỗ tai trẻ. Nhiệt kế có một đầu vòi để cho vào sâu tai. Nhiệt kế đo tai an toàn và thích hợp dùng cho trẻ sơ sinh vì dễ sử dụng, có thể xác nhận bị sốt nhanh, kết quả chính xác nhờ bộ phận phát hiện nhiệt hồng ngoại toả ra từ màng nhĩ và các mô xung quanh trong 1 giây.

Dùng nhiệt kế đo tai lưu ý để nhiệt kế hơi chếch 45 độ, cần khẽ lắc nhẹ qua phải, rồi qua trái khi đặt vòi ở lỗ tai mới cho kết quả chính xác nhất.

1212259698_nhiet_ke1
– Nhiệt kế đo trán: Loại nhiệt kế điện tử đo trán ít được sử dụng hơn, bởi nó chỉ đo được nhiệt độ ở vùng trán. Khi sử dụng thì ốp nhiệt kế chính giữa và áp sát trán, quét từ giữa trán ra thái dương.- Nhiệt kế đo miệng: Cho trẻ ngậm trong miệng, đo chính xác nhất khi đặt ở dưới lưỡi. Tuy nhiên, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp đo nhiệt kế ở miệng cho trẻ còn quá nhỏ, vì trẻ nhỏ sẽ rất khó giữ yên nhiệt kế dưới lưỡi trong một khoảng thời gian nhất định, nguy hiểm hơn trẻ có thể cắn làm vỡ đầu nhiệt  kế. Phương pháp này chỉ nên áp dụng với trẻ từ 7-8 tuổi trở lên.

1468949711_mieng
– Nhiệt kế đo hậu môn: Đo ở vị trí này cho kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, cha mẹ phải hết sức cẩn trọng khi sử dụng phương pháp này vì có thể xảy ra tai biến như thủng trực tràng do bé đột ngột quẫy mạnh làm nhiệt kế bị đẩy sâu vào hậu môn trẻ.Khi đo nhiệt độ cơ thể ở hậu môn, cần  đưa nhẹ nhàng đầu nhọn của nhiệt kế vào sâu trong trực tràng khoảng 2,5 cm hoặc cho tới khi không nhìn thấy đầu nhọn này nữa. Sau đó, kẹp chặt mông để nhiệt kế không bị tuột ra ngoài. Nhiệt kế điện tử sẽ đo nhiệt độ trong vòng 30 giây tới 2 phút và kêu tít tít khi có kết quả.

2. Nhiệt kế thủy ngân

578772187_bebisot2
Ưu điểm: Nhiệt kế thủy ngân kẹp ở nách là điểm phản ánh rất chính xác thân nhiệt cơ thể.Nhược điểm: Thao tác phức tạp hơn. Nhiệt kế thủy ngân kẹp nách với những trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh gặp nhiều khó khăn vì trẻ hay cựa quậy, đôi khi không chịu để người lớn cho nhiệt kế vào nách. Nhiệt kế thủy ngân rất dễ vỡ gây ngộ độc cho trẻ.

Trước khi cặp nhiệt độ cho trẻ cần vẩy ống nhiệt xuống dưới 35,50C, chú ý lau khô hố nách trẻ để đầu nhiệt kế tiếp xúc hoàn toàn với da đúng giữa nách sẽ cho kết quả chính xác nhất. Chờ tối thiểu 5 phút mới đọc kết quả rồi cộng thêm 0,50C để có được thân nhiệt trung tâm.

(Nguồn: aFamily)

Cách chăm sóc tốt cho trẻ sơ sinh

Dù là người phụ nữ lần đầu hay lần thứ hai làm mẹ cũng đều bỡ ngỡ, hồi hộp khi chăm sóc con vì mỗi trẻ sinh ra có những đặc điểm khác nhau. Bài viết dưới đây của BS. Lê Thu Hương sẽ cung cấp cho các mẹ, các bạn cách chăm sóc, theo dõi trẻ sơ sinh tốt nhất.

Chăm sóc mắt

Sau khi ra đời, do bị ép trong sản đạo, do sự kích thích của nước ối mà mắt bé có thể bị sưng đỏ, do vậy khi mới ra đời, các bác sỹ sẽ dùng thuốc nhỏ mắt để xử lý. Sau khi về nhà, mắt bé phải được giữ sạch sẽ, hàng ngày dùng tăm bông hoặc khăn mềm chấm mắt cho bé. Nếu phát hiện thấy kết mạc mắt của bé bị sung huyết, dử mắt nhiều thì phải nhỏ mắt cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ánh sáng trong phòng bé không nên quá mạnh, nhất là vào ban đêm. Ban ngày, nếu bé ngủ cũng phải kéo rèm cửa để có lợi cho sự nghỉ ngơi của mắt bé.

Ánh sáng ở hai bên đầu giường phải đều nhau, nếu một bên mạnh hơn, mắt bé sẽ có phản ứng tự bảo vệ, bên mắt đó sẽ nhắm lại. Thời gian đồng tử thu nhỏ lâu có thể làm sụp mí mắt, sự điều tiết giữa hai đồng tử không hài hoà, từ đó ảnh hưởng đến thị lực.

Chăm sóc tai

Đường tai của bé thường khô, không có chất bẩn tiết ra, không cần phải chăm sóc đặc biệt, không cần phải dùng tăm bông để ngoáy tai cho bé. Để phòng ngừa nước sữa hay dịch thể khác chui vào tai bé, khi cho bé ăn tốt nhất phải che tai bé lại, nhất là khi cho bé bú bình. Nếu không làm như vậy, sữa từ miệng bé trào ra rất dễ chui vào tai gây viêm tai giữa.

Khi bé bỗng thấy bứt rứt, khó chịu, khóc nhiều, sốt nóng thì nên kiểm tra hai tai xem bé có bị đau không. Sau khi bé đã ngủ, nếu chạm vào tai mà bé giật mình thức dậy, hoặc là khi cho bé bú, một bên tai bị chèn và bé không chịu ăn thì chứng tỏ tai bé đã bị đau, mẹ cần đưa bé đi khám sớm.

 Chăm sóc trẻ sơ sinh.

Chăm sóc mũi

Khoang mũi của bé ngắn và nhỏ, đường mũi hẹp, nhiều mạch máu, khả năng thích ứng kém, chỉ hơi bị lạnh thôi là có thể bị ngạt mũi, bé phải thở bằng mồm nên việc bú sữa rất vất vả. Khi bé bị ngạt mũi, phải kịp thời áp dụng các biện pháp sau: nhỏ một chút nước muối sinh lý vào khoang mũi của bé, chờ sau khi gỉ mũi mềm ra, thì lấy tăm bông kích thích vào mũi để bé hắt xì và làm bắn gỉ mũi ra, hoặc dùng tăm bông nhúng nước sạch lau dần khoang mũi của bé cho đến khi sạch hết gỉ. Chú ý động tác phải nhẹ nhàng, không được mạnh tay làm tổn thương đến niêm mạc mũi, làm mũi bé chảy máu. Các trường hợp nặng phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc miệng

Niêm mạc khoang miệng của trẻ sơ sinh rất nhẵn, bé lại chưa có răng nên thức ăn không có chỗ mắc lại, hơn nữa khoang miệng cũng sản xuất ra một số lượng lớn nước bọt nên tính chuyển động lớn tạo nên tác dụng làm sạch khoang miệng, khiến cho các vi khuẩn gây bệnh không dễ gì dừng lại và sinh sôi nảy nở ở đó. Do vậy thông thường không cần phải lau rửa miệng cho bé. Nhưng với các bé nuôi bộ thì phải chú ý, khi cho ăn nhiệt độ sữa không được quá nóng để tránh làm tổn thương niêm mạc khoang miệng của bé. Có những bé ở trên lợi hay ở hàm trên xuất hiện những hạt nhỏ như hạt vừng màu trắng hoặc hơi vàng, gọi là “nanh sữa”, đây không phải là răng thực sự, cũng không phải là bệnh, mà là do các tế bào thượng bì tích tụ lại trong thời kỳ phôi thai tạo thành, sau một thời gian nó tự rụng và không để lại dấu vết, do vậy không phải xử lý gì cả. Một số nơi, vẫn có người “nhể nanh sữa”, tức là dùng kim để nhể và lấy nanh sữa đó ra, cũng có người quấn khăn vào tay chà xát vào nanh sữa để nó rụng ra, điều này rất nguy hiểm, dễ dẫn đến nhiễm khuẩn.

Tư thế ngủ tốt cho bé

Khi bé nằm trên giường, mẹ phải thỉnh thoảng giúp bé thay đổi tư thế, không nên để bé nằm ngửa hoặc nghiêng quá lâu. Do xương sọ của trẻ chưa khép kín hoàn toàn, nằm mãi một tư thế thì xương sọ sẽ bị biến hình. Dù là cho bé nằm ở tư thế nào thì cũng không được quấn bé quá chặt để tránh làm cản trở đến hoạt động tứ chi và vận động ngực của bé. Thông thường sau khi bé ra đời một ngày, nên để cho bé nằm ngiêng, đầu thấp hơn chân một chút để tiện cho việc bé có thể nôn ra được các chất dịch mà bé đã có thể hít phải trong lúc được sinh ra. Ngày thứ hai, có thể đặt cho thân trên của bé cao hơn một chút so với thân dưới, thường không cần dùng gối, nếu có gối chỉ cần gối mỏng 3-4cm. Sau mỗi lần cho bé ăn sữa nên cho bé nằm nghiêng về bên phải để không bị trớ, đồng thời để khi bị trớ, sữa không tràn vào đường hô hấp gây ngạt thở cho bé.

(Nguồn: suckhoevadoisong.vn)

5 dấu hiệu xấu về sức khỏe bé sơ sinh

Với bé sơ sinh, khi có sự cố sức khỏe, bé không thể nói: “mẹ ơi con bệnh rồi!”.

Vì thế chính bố mẹ phải chuẩn bị những kiến thức cơ bản nhất để ứng phó kịp thời khi bé bệnh, hãy lưu tâm đến các triệu chứn dưới đây để gọi bác sĩ hoặc nhập viện ngay.

Khó thở

Khó thở khiến mặt mày bé sơ sinh tím tái, nhịp tim rất chậm, phản xạ thần kinh kém hoặc gần như mất hẳn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong của trẻ trước và sau khi chào đời.

Khi bé khó thở, cha mẹ nên bế trẻ để giúp chúng thở dễ dàng hơn, cho bú đều, cho uống nước đầy đủ và nếu nặng nên đưa trẻ đến bác sĩ để có biện pháp ứng cứu kịp thời.

Sốt

Là phản ứng của cơ thể bé khi mắc phải một bệnh nào đó khá nghiêm trọng, thông thường nhất là các bệnh nhiễm trùng.

Giải pháp trước mắt là hãy làm ướt một chiếc khăn và đắp lên trán hoặc thóp (các điểm yếu trên đỉnh đầu) cho trẻ sau đó nhanh chóng nhập viện để được chữa trị kịp thời.

Khi bé sốt cao hơn 38 độ C, không nguôi khóc trong thời gian dài, chán bú, khó thở… phát ban môi tím hay tiêu chảy… cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm.

Bệnh sốt ở trẻ sơ sinh thường được xem là nan giải hơn so với nhóm lớn tuổi vì vậy không nên bỏ qua hoặc tự ý mua thuốc cho trẻ dùng.

Mất nước

Trường hợp trẻ không ướt tã, nhiều người ngộ nhận cho rằng trẻ khỏe mạnh nhưng đây chính là hiện tượng thiếu nước, khát, mất nước của cơ thể. Theo các chuyên gia nhi khoa, trẻ sơ sinh dưới 6 ngày tuổi mỗi ngày phải thay tã ít nhất 6 lần. Ngoài dấu hiệu nói trên, việc mất nước ở trẻ sơ sinh còn thể hiện khô môi, khô miệng, mắt trũng, thờ ơ, đờ đẫn thiếu tập trung. Trong trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cho trẻ bú bình thường, bổ sung thêm chất điện giải (Orezol). Nếu mất nước nhiều cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Nếu bé bị tiêu chảy, mẹ cần cho bé uống nhiều nước và khoáng chất để ngăn ngừa mất nước. Khi nhập viện, bác sĩ sẽ đề nghị cho bé dùng giải pháp điện phân giúp bổ sung chất lỏng của bé bị mất và khoáng chất.

Vàng da

Phần lớn trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da trong vòng 1 tuần sau khi ra đời. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, làm cho trẻ bị vàng da. Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh đều nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày, khi chất bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu.

Tuy nhiên, có một số trường hợp vàng da nặng do chất bilirubin tăng quá cao và thấm vào não (y học gọi là vàng da nhân). Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, dẫn đến tử vong hoặc di chứng về tâm thần, vận động vĩnh viễn. Vì thế bố mẹ hãy quan sát để phân biệt bé bị vàng da sinh lý hay vàng da bệnh lý.

Để điều trị vàng da, em bé sẽ được đặt dưới ánh đèn chiếu đặc biệt, ánh sáng này thâm nhập vào da bé và chuyển đổi rồi đào thải các bilirubin thông qua nước tiểu.

Ở một số nơi trên thế giới, đèn chiếu sáng không có sẵn thì em bé sẽ được đặt ở bên ánh mặt trời trong thời gian rất ngắn, ánh sáng mặt trời sẽ giúp phá hủy các bilirubin dư thừa.

Ho kèm mật xanh

Trường hợp trẻ ho, khóc quá nhiều, ăn nhiều là biểu hiện bất thường của dạ dày, hệ tiêu hóa, nhất là khi ho kèm theo mật xanh, hoặc có màu nâu đen giống như cà phê. Ho ra mật xanh là dấu hiệu bị lồng ruột, ruột bị tắc, còn nôn mửa có màu như bã cà phê là hiện tượng xuất huyết nội. Nôn mửa sau khi chấn thương não cần phải khám và đánh giá ngay vì đây là dấu hiệu bất thường, ngoài ra nếu chấn thương sọ não không kèm theo nôn mửa cũng phải đưa đi bác sĩ ngay, tuy nhiên phần lớn là bình thường, không nên quá lo lắng, bác sĩ sẽ khám và đưa ra những quyết định cụ thể cần thiết.

(Nguồn: Eva.vn)

Vì sao trẻ dưới 3 tuổi không nên xem ti vi?

Tại Pháp, việc cho trẻ em chưa đến 3 tuổi xem ti vi là hành vi phạm pháp. Bởi cho trẻ xem ti vi quá sớm sẽ gây ra một loại các tác hại xấu cho sức khoẻ của bé, đặc biệt là gây tổn thương cho não.

Các nhà tâm lý học của Anh cũng đã đưa ra lời kêu gọi nên khống chế thời gian xem ti vi mỗi ngày của thiếu niên nhi đồng.

1.Sự phát triển của đại não và hệ thần kinh bị tổn thương

Xem ti vi là một hành vi tiếp thu thụ động, sẽ gây cản trở cho việc tiếp xúc với thế giới thật của trẻ, làm hạn chế khả năng tưởng tượng của bé.

Trước 3 tuổi, sự phát triển của đại não cần đạt được 80%, nhưng việc xem ti vi thường xuyên sẽ làm chậm quá trình phát triển của đại não, gây ảnh hưởng xấu cho trẻ.

2. Ngủ không ngon giấc, cơ thể không phát triển

Chất melatonin có liên hệ mật thiết với chất lượng giấc ngủ, và cũng có tác dụng không thể xem thường trong việc điều tiết sự phát triển của thời kỳ thiếu niên. Chúng ta đều biết trẻ em dưới 3 tuổi phát triển chiều cao trong khi ngủ. Nghiên cứu đã chứng minh, xem ti vi trong thời gian dài sẽ gây ức chế quá trình bài tiết melatonin. Nếu liên tục dừng xem tivi trong 1 tuần, nồng độ melatonin trong cơ thể bé có thể tăng lên 30%.

3. Dễ mắc các bệnh tim mạch

Theo 1 nghiên cứu của Úc với 290 trẻ ở độ tuổi 15, những trẻ mỗi ngày xem ti vi hoặc chơi điện tử quá 2 tiếng có nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch rất cao.

4.Tính cách nóng nảy, khó kết bạn

Theo các nhà nghiên cứu, tính cách của những trẻ thường xuyên xem ti vi thường nóng nảy, thần kinh không vững. Việc xem ti vi nhiều cũng không có lợi cho việc giao tiếp xã hội và ứng xử hàng ngày của trẻ.

Các chuyên gia cũng nhắc nhở không nên đặt ti vi trong phòng ngủ, để tránh tạo thói quen xấu nằm xem ti vi cho trẻ. Bữa ăn cũng không nên xem ti vi, để trẻ có thể tập trung ăn cơm. Các bậc phụ huynh tốt nhất nên xem tivi cùng bé, nhắc lại cho trẻ những đặc tính hay đặc điểm tốt được nói đến trong chương trình. Ngoài ra còn có thể khuyến khích trẻ kể lại nội dung câu chuyện đã xem, cùng trẻ phân tích để từ đó bồi dưỡng và phát triển kĩ năng biểu đạt ngôn ngữ, khả năng phán đoán và rèn luyện trí nhớ cho bé.

(Nguồn: Dân trí)

“Kế sách” tách Bé khỏi TV

Để bé thoát khỏi tình trạng ‘nghiện’ xem ti-vi, bố mẹ cần kiên quyết và có biện pháp hợp lý để giúp bé.

Ảnh minh họa

Viện nghiên cứu Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo rằng trẻ em dưới hai tuổi không nên xem truyền hình

Các nhà khoa học giải thích, hai năm đầu tiên của cuộc đời là khoảng thời gian quan trọng để bé phát triển trí não. Việc xem ti-vi quá sớm có thể ngăn cản bé khám phá, vui chơi và tương tác với những người xung quanh. Đồng thời, khả năng học tập, phát triển thể chất của bé cũng sẽ hạn chế.

Trẻ em trên hai tuổi xem ti-vi hơn bốn giờ mỗi ngày có nhiều khả năng thừa cân. Bên cạnh đó, nhiều chương trình truyền hình không phù hợp với trẻ như phim bạo lực, phim về các anh hùng giả tưởng, những nhân vật có thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và tâm lý trẻ.

Xem ti-vi nhiều có hại cho trẻ, nhưng “nghiện” ti-vi hình như đã trở nên phổ biến ở hầu hết trẻ em. Chị Hồng Hà, mẹ bé Su Đa và Su Điêng kể: “Chỉ cần nghe thấy chương trình quảng cáo, bé liền dán mắt vào ti-vi và chịu há miệng cho mẹ đút cơm. Tôi đã dùng ti-vi để dụ bé từ lúc ăn giặm. Bây giờ, dù vào lớp một, hai nhóc cũng không bỏ được thói quen này”.

Để bé thoát khỏi tình trạng nghiện xem ti-vi, bố mẹ cần kiên quyết và có biện pháp hợp lý để giúp bé. Mời bạn cùng tham khảo bí quyết sau.

Biến giờ xem ti-vi thành giờ học: Bạn nên xem ti-vi cùng con để chọn chương trình phù hợp vớ bé. Trong lúc đó, bạn nên hỏi con vè những hình ảnh đang xuất hiện trên màn hình như chú hươu cao cổ có đặc điểm gì, cậu bé trong phim chưa ngoan ở điểm nào, trong cảnh con vừa xem Tom và Jerry ai có lỗi trước. Những câu hỏi này có tác dụng kích thích tư duy, giúp bé phân biệt đúng, sai và thu nhận những gì lợi ích mà ti-vi mang lại, đồng thời biết cách kiểm soát sự tập trung của mình.

Bạn có thể cho bé xem các chương trình như dạy tiếng Anh, tìm hiểu về động vật hoang dã và một số chương trình ca nhạc, phim truyện, phim hoạt hình dành cho trẻ em. (Ảnh minh họa).

Quy định về giờ xem: Bạn thỏa thuận rõ ràng với con về giờ giấc và chương trình được phép xem vào mỗi buổi tối, khi có mặt bố mẹ ở nhà. Thời gian xem ti-vi không nên kéo dài hơn một tiếng vào các ngày trong tuần. Những ngày nghỉ, bé có thể xem nhiều hơn nhưng không quá hai tiếng trong một ngày.

Bạn có thể cho bé xem các chương trình như dạy tiếng Anh, tìm hiểu về động vật hoang dã và một số chương trình ca nhạc, phim truyện, phim hoạt hình dành cho trẻ em.

Đặt ra luật lệ: Bạn hoàn toàn có thể đề ra các quy định như tất cả bài tập về nhà phải được hoàn thành trước khi bé xem truyền hình, không được mở ti-vi khi đang làm bài tập hoặc khi bố, mẹ, người thân không khỏe, đang làm việc hay nói chuyện với khách.

Những điều này giúp trẻ có động lực hoàn thành bài tập về nhà và biết cách chia sẻ với các thành viên khác trong gia đình.

Tham gia các hoạt động: Thay vì ngồi xem ti-vi bạn nên tham gia vui chơi cùng bé, đọc sách cho bé nghe. Đặc biệt, trẻ em nào cũng thích đến nhà bạn bè, đi công viên, vườn thú. Đây là cơ hội để bạn hướng sự chú ý xem ti-vi của bé sang các hoạt động khác. Quá trình này còn bổ ích trong việc rèn ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, học tập và nhận thức của bé trước những môi trường mới

Không đặt ti-vi trong phòng riêng của bé: Thay vào đó, bạn nên đặt ti-vi ở ngoài phòng khách. Cả nhà trò chuyện vui vẻ sẽ lôi cuốn bé tham gia và quên đi xem ti-vi.

(Nguồn: Eva)

DHA – RAA và sự phát triển trí tuệ trẻ em

Người mẹ nào cũng luôn có mong muốn ăn uống tốt để cho con khỏe mạnh, nhưng ăn gì và như thế nào để cho trẻ có một sự phát triển tốt về trí tuệ thì không phải người phụ nữ nào và ngay cả các thầy thuốc không phải ai cũng hiểu biết một cách thấu đáo.

Một chất quan trọng đóng góp cho sự phát triển trí tuệ của trẻ đó là acid docosahexaenoic và chất aicd arachidonic (viết tắt là DHA và RAA).

Vậy DHA và RAA là gì?

Não của trẻ trải qua thời kỳ tăng trưởng và phát triển nhanh trong giai đoạn nhũ nhi và đặt nền tảng cho tiềm năng nhận thức sau này. Dinh dưỡng và cung cấp các yếu tố tăng trưởng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của não. Một số chất dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của não, đó là những acid béo không no, có chuỗi nối đôi dài.

Dầu cá
Dầu cá

DHA và RAA là một thành phần trong những acid béo không no rất cần thiết cho sự phát triển về não và thị giác cho trẻ. DHA và RAA là những thành phần quan trọng ở màng tế bào làm tăng tính thấm và làm cho màng tế bào “mềm mại” hơn, trên cơ sở đó giúp cho sự trao đổi các chất qua màng tế bào được dễ dàng hơn đồng thời giúp cho sự phát triển và hình thành tế bào thần kinh của hệ thần kinh trung ương và võng mạc tốt hơn, cũng như dẫn truyền xung động qua thụ thể thần kinh. Những quá trình này hết sức quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và thị lực của trẻ ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ và đặc biệt trong những giai đoạn phát triển đầu đời.

DHA và RAA được cung cấp cho trẻ qua bánh rau khi còn là thai nhi và sữa mẹ khi trẻ ra đời. Tuy nhiên sau 4 đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ ít đi sẽ dẫn đến giảm số lượng cung cấp cho trẻ cho nên cần phải cho trẻ ăn,uống thêm các thức ăn giàu DHA và RAA.

Khi nào cần phải cung cấp DHA và RAA?

Chế độ ăn trước và trong khi có thai rất quan trọng đối với tình trạng dự trữ các acid béo không no cần thiết (EFAs) cho thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng cuối, trung bình một ngày thai nhi cần 2,2 g EFAs cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu.

Khi trẻ ra đời, yêu cầu về DHA và RAA tăng rất cao, đặc biệt là ở lúc 2-3 tuổi, đó là thời kỳ hệ thần kinh trung ương phát triển nhất thì nhu cầu cung cấp DHA và RAA lại càng quan trọng. Đối với trẻ sinh non, nhu cầu về 2 chất này càng cao để giúp cho não và thị giác phát triển tốt. Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến nghị phải cung cấp DHA và RAA cho trẻ đủ tháng là 0,35-0,7%; nhưng cho trẻ đẻ thiếu tháng tăng lên 0,6-0,9% trong khẩu phần về các acid béo không no.

Cá là nguồn DHA lớn và rẻ tiền

 

Với trẻ sơ sinh đủ tháng, nhu cầu về DHA là 20mg/kg/ngày và RAA là 40mg/kg/ngày. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhu cầu về DHA tối thiểu là 17mg/Kcal/ngày và RAA là 34mg/Kcal/ngày.
Các trẻ đẻ non và sơ sinh bình thường cũng cần được cung cấp đủ DHA bởi chúng không có khả năng chuyển tiền tố DHA (từ dầu thực vật hay các thức ăn thay thế sữa mẹ khác) sang DHA. Sữa mẹ cung cấp đủ EFAs cho trẻ. Vì vậy, việc cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bú tới 24 tháng là rất quan trọng. Trong những trường hợp đặc biệt trẻ không được bú mẹ, phải lựa chọn các thức ăn thay thế có bổ sung các acid béo nói trên.
DHA có nhiều trong dầu cá, cá và thủy sản. Nhóm acid béo omega-3 trong những thực phẩm này còn bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch, đột quỵ và giảm viêm khớp.

Ngoài ra, một số sữa bột công thức cũng bổ sung DHA tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.

(Nguồn: sức khỏe và đời sống)

Cai sữa: cai cả mẹ lẫn con

Hai bố mẹ Zim ngày nào cũng cãi nhau chỉ vì chuyện cai sữa. Mẹ muốn con bú đến khi nào cu cậu chán thì thôi. Bố thì giằng con, đưa cho bác ôsin mỗi tối.
 Bố Zim giải thích với mẹ: “Zim đã 18 tháng, sữa mẹ không tốt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé”. Tối nào cũng thế, bố giằng con đưa cho bác ôsin. Con khóc lóc thảm thiết, mẹ thì giằng con lại, chỉ muốn ôm con để con ngủ được ngon giấc.

Cách nào cai sữa hiệu quả

Tùy theo sự phát triển của từng bé để mẹ quyết định thời điểm cai sữa cho bé. Tốt nhất, mẹ không nên cai sữa cho bé trước khi bé tròn 1 tuổi và sau khi bé được 2,5 tuổi. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng trẻ bú sữa mẹ thường ít khi bị đau ốm vì trong sữa mẹ có chất đề kháng tốt. Có nhiều phương pháp mẹ áp dụng để cai sữa cho bé. Tùy vào tính cách từng bé để mẹ “điều trị”. Nhiều mẹ đã áp dụng các mẹo sau cai sữa cho con rất hiệu quả:
Cách cai sữa tốt nhất là mẹ gửi bé sang nhà bà nội, bà ngoại, người thân khoảng một tuần để bé không thấy mẹ và đòi ti.

Dùng son bôi lên ti. Nếu bé đòi ti, mẹ sẽ nói: “Ôi, ti mẹ đau quá, chảy máu rồi”. Bé sẽ thương mẹ mà không đòi bú nữa. Cứ như thế khoảng vài hôm, mẹ cương quyết không cho bé bú là sẽ cai được ngay.

Mẹ có thể buộc nắm tóc rồi vào đầu ti, làm cho bé sợ mà không đòi ti

Cắt băng dính đen, dán vào đầu ti thành hình chữ thập. Mỗi lần bé muốn ti, mẹ hãy nói với bé: “Ti mẹ bị đau, nên mẹ phải băng vào. Con có thương mẹ không?” Thế nào mẹ cũng gật đầu và quay đi. Hai mẹ con vẫn ngủ với nhau. Khoảng 1 tuần sau bé quên liền.

Bôi quả mướp đắng/dầu gió/thuốc cloxit lên đầu ti. Bé bú thấy đắng/cay, sẽ không đòi ti nữa. Theo bác sĩ Nguyễn Phạm Ý Nhi, Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, việc bôi một chút thuốc kháng sinh thông thường không ảnh hưởng xấu đến trẻ bởi liều rất thấp. Tuy nhiên, cần chú ý tránh các thuốc không dùng cho trẻ em. Không nên dùng ớt bôi lên đầu ti. Vì chất cay này có thể gây bỏng miệng bé.

Mẹ có thể ra hiệu thuốc bắc, mua bột cai sữa. Lúc nào con đòi bú, mẹ bảo: “Con đừng bú, đắng lắm”, đồng thời lấy khăn ướt lau vú và rắc bột xung quanh ti. Con bú thử sẽ thấy đắng quá và lần sau không đòi nữa.

Vì bé quen ti khi đi ngủ, mẹ có thể “lừa con”: “Hôm nay hai mẹ con không ngủ ti nữa, ngủ hát nhé”. Nói rồi, hai mẹ con cùng hát cho đến khi bé buồn ngủ ríu mắt. Mẹ có thể bật nhạc để phụ trợ. Nếu nửa đêm con có dậy, đòi ti, mẹ cương quyết: “Hôm nay ngủ hát cơ mà, con quên rồi à?”. Nhiều mẹ đã áp dụng thành công cách này và sau một tuần là bé quên ti ngay.
"Cai sữa nhé ..."
"Cai sữa nhé ..."

Con đã cai sữa rồi, mẹ nhất quyết không cho bé sờ ti nữa nhé. Vì cai sờ ti còn khó gấp nhiều lần so với cai sữa. Dù mẹ có cai sữa cho bé cách nào, nhưng đến giờ bé ti, mẹ phải lánh mặt. Vì con thấy  mẹ mà không được ti, sẽ gào khóc thảm thiết. Mẹ thương con và không cầm lòng nổi, sẽ rất khó cai.

Giúp sữa tiết ra ngoài không cần con bú

Lúc con không bú nữa, sữa vẫn cương lên, mẹ sẽ đau lắm, nhiều khi phát sốt. Mẹ có thể dùng khăn nhúng nước nóng, chườm và mát-xa xung quanh ngực cho đỡ đau, để sữa thoát bớt ra ngoài. Dần dần, bé không bú nữa, sữa sẽ tự tiêu đi.

Mẹ không nên vắt cho sữa chảy ra. Vì làm như thế, sữa sẽ về nhiều. Cũng không nên uống thuốc tiêu sữa sữa vì sẽ có những tác dụng phụ (tắc tia sữa, ảnh hưởng đến việc nuôi con lần sau).

Để sữa thoát bớt ra ngoài, mẹ lấy một chiếc cốc hoặc lọ, miệng rộng hơn bình ti của bé một chút, cao khoảng 15 cm. Mẹ làm thế nào cho cốc thật nóng, nhiều hơi, úp vào ngực. Ti của mẹ sẽ bị hút 1/3 vào trong cốc, sữa sẽ chảy ra và mẹ nhạ  người. Làm thế khoảng 2 lần sữa sẽ hết. Cốc thật nóng và nhiều hơi mới có tác dụng.

Ban đêm, khi bé đã ngủ say, mẹ có thể cho bé bú lén. Như thế, mẹ đỡ bị cương sữa và sữa cũng ra ít dần.
Mẹ cùng cai sữa với bé
Mẹ cùng cai sữa với bé
Sau khi cai sữa, mẹ nên cho con uống nhiều sữa công thức/sữa tươi để bổ sung dưỡng chất

Hai mẹ con mình cùng cai sữa

Khi bé đã quen không ti nữa, nhiều mẹ lại nhớ và cảm thấy buồn, hụt hẫng chỉ vì “ti mẹ mà bé chê”. Lúc này mẹ cần “vượt qua chính mình”. Cai sữa phải cai cả mẹ lẫn con.

Để ngực không bị chảy xệ sau khi cai sữa, mẹ nên lưu ý:

Luôn mặc áo ngực vải mềm thoáng, nút mở phía trước. Khi còn cho bé bú, dùng tay nâng ngực cao, không để bé ngậm kéo đầu ti nhiều quá, massage ngực bằng vòi sen….Tuy nhiên cũng tùy thể trạng từng mẹ mà cai sữa xong ngực còn đẹp hay không.

Mẹ không nên đột ngột ngừng hẳn việc cho con bú vì điều đó có thể khiến con bị sốc và sinh biếng ăn. Tốt nhất là nên giảm từ từ, nếu vẫn cho bú 4-5 lần một ngày thì giảm thành 3, sau đó thành 2, rồi 1. Thay các bữa bú bằng những thức ăn khoái khẩu của bé. Và khi bé chịu ăn những món này, không nên tiếc lời khen để khuyến khích. Để bé nhận được đủ dinh dưỡng sau khi cai sữa, mẹ nên tập cho con ăn thêm cháo lợn cợn, nhiều loại thức ăn, uống sữa công thức nhiều hơn.

Không nên cai sữa cho bé vào những ngày thời tiết xấu như trời quá nóng, quá ẩm hay quá rét, dễ làm con bị ốm. Cũng nên tránh cai sữa khi bé bị ốm, mệt mỏi, sốt và đặc biệt là khi bị tiêu chảy (lúc này, hệ tiêu hoá còn yếu nên sữa mẹ là thức ăn an toàn nhất).

Nên cắt móng tay cho bé yêu như thế nào?

Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo của các mẹ. Thực tế cho thấy, không phải mẹ nào cũng làm được điều này.

Có nên cắt móng tay, móng chân cho bé yêu?

Lẽ tất nhiên, bạn cần làm điều này để đảm bảo an toàn và vệ sinh cho bé sơ sinh. Móng tay, móng chân của bé mỏng, mềm hơn bạn rất nhiều nhưng đừng nghĩ rằng chúng không sắc nhọn. Bé yêu chưa có nhiều khả năng điều khiển bàn tay và có thể khua khoắng mọi lúc nên rất dễ cào xước mặt bé hoặc mặt bạn.

Móng tay của bé lớn rất nhanh và bạn có thể cắt vài lần trong tuần còn móng chân thì đòi hỏi cắt ít hơn.

Làm thế nào cắt móng tay cho bé mà bé không bị đau?

Thời gian tốt nhất để cắt móng cho bé là khi bé ngủ hoặc cũng có thể là sau khi bé tắm xong. Đây là lúc mà móng của bé mềm nhất.

Khi bạn cắt, phải chắc chắn có đủ ánh sáng để nhìn thấy bạn đang làm gì. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại kéo cắt móng tay chuyên dụng dành cho bé sơ sinh. Bạn cũng nên nhớ, không nên cầm tay bé quá mạnh, có thể làm trầy xước và tím da. Không cắt quá sát vào đầu ngón tay, vì như vậy bé có thể bị đau. Nên cố định tay bé vào một cái nẹp, bạn sẽ dễ dàng cắt hơn.

Cắt móng tay xung quanh đường viền giữa móng và đầu ngón tay. Cắt móng chân bằng một đường thẳng. Sau đó dùng một tấm bìa cứng (chuyên dụng để giũa móng tay) cọ đầu móng để móng bớt sắc.

Thực tế, nếu bạn kiên nhẫn và móng tay bé không quá dài, nhằm tránh làm bị đau bé, bạn có thể dùng tấm bìa chuyên dụng giũa móng cho bé.

Nếu bạn quyết định sửa móng cho bé trong khi bé đang chơi hoặc vừa thức giấc thì bạn nên nhờ ai đó giữ bé giúp bạn trong khi bạn làm.

Một vài bậc cha mẹ thường cắn móng tay cho bé nhưng sự thực thì nó có thể khiến vi khuẩn từ miệng bạn có thể truyền vào ngón tay bé, gặp vết xước sẽ nhiễm trùng. Bạn cũng không nhìn thấy những gì bạn đang làm khi bạn cúi đầu cắn móng tay, móng chân, vì thế có thể gây nguy hiểm.

Trường hợp cắt vào tay bé, làm gì để máu ngừng chảy?

Hiện tượng này xảy ra với khá nhiều các bậc cha mẹ, nên bạn cũng đừng có hốt hoảng, lo lắng quá mức. Bạn nên giữ chặt lấy đầu ngón tay bị chảy máu để cầm máu, sau đó lấy miếng gạc sạch quấn quanh đó. Máu sẽ ngừng chảy trong một hai phút sau.

Không nên để miếng gạc đó quá lâu trên tay bé vì bé có thể đút vào miệng và nuốt, rồi bị ngạt.

Nếu có thể, bạn nên dùng miếng gạc lỏng, sản phẩm dành riêng cho trẻ em. Nó không độc và khô nhanh chóng khi bạn bôi nó đồng thời có thể biến mất cùng với vùng da chết sau khi vết thương đã lành.

(Nguồn: Eva)

Các phương pháp phòng và chống bệnh Còi xương

Bác sĩ cho tôi hỏi với: con gái tôi được 7 tháng nặng 7 kg. Gần đây tóc cháu có rụng hình vành khăn, tôi có hỏi bs thì được biết cháu còi xương và có mua thuốc Vitamin D3 BON nhưng lại được bs đó bảo nếu uống vào thì sẽ khôngtốt cho sau nạy Mà chỉ nên bổ sung từ từ mỗi ngày khoảng 500 đv thôi . Thuốc đó dùng cho mẹ uống 1nửa ông. Tôi đang phân vân chưa biết làm thế nào cạ Cháu nhà tôppi như vậy có còi quá khộng Mọi cử chỉ của cháu rất nhanh nhẹn và cháu ăn cũng khỏe nựa (ĐÕ THỊ PHƯỢNG)

Trả lời:

Trẻ bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi và phốtpho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương).

 Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi-phốtpho. Những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.

 Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị còi xương

 – Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ.

 – Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.

 – Các biểu hiện ở xương: Thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.

 – Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: Chuỗi hạt sườn, nhô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.

 – Răng mọc chậm, trương lực cơ nhão, táo bón.

 – Chậm phát triển vận động: Chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…

 – Trong trường hợp còi xương cấp tính: Trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu.

 Những trẻ nào dễ có nguy cơ bị còi xương

 – Trẻ sinh non, sinh đôi; Trẻ nuôi bằng sữa bò; Trẻ quá bụ bẫm; Trẻ sinh vào mùa đông.

 – Các bà mẹ cần phân biệt: Bệnh còi xương và còi cọc.

 + Trẻ còi cọc: Trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm còi xương hoặc không.

 + Bệnh còi xương: Có thể gặp ở cả những trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về canxi, phốtpho cao hơn trẻ bình thường.

 Cần phải làm gì khi trẻ bị còi xương

 Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10-15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa lý liệu pháp các bệnh viện. Bởi vì dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phốtpho. Ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 Cho trẻ uống vitamin D 4000 Ul/ngày trong 4-8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000-10.000 Ul/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 Ul/ống, 3 tháng tiêm nhắc lại một lần trong năm đầu tiên.

 Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: Canxi B1-2-6 từ 1-2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1-2 thìa cà phê/ngày.

 Chế độ ăn uống:

 – Cho trẻ bú mẹ.

 – Ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: Sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày. Cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương.

 – Cho thêm dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: Vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.

 Phương pháp phòng và chống bệnh còi xương ở trẻ em

 – Khi có thai, người mẹ phải có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Để tránh bị sinh non, có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 200.000Ul.

 – Sau sinh, cả mẹ và con không nên ở trong phòng tối và kín, phòng ở thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.

 – Sau khi sinh 2 tuần, cho trẻ ra tắm nắng 15-20 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ).

 – Cho trẻ uống vitamin D 400Ul/ngày trong suốt năm đầu tiên nhất là về mùa đông.

 – Khi trẻ ăn bổ sung: Cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: Sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và dầu mỡ.

 Bạn nên đưa bé đến Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng để được các bác sĩ khám và hướng dẫn cụ thể. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc cho bé khi chưa có đơn thuốc của bác sĩ.

(Nguon: thuocbietduoc.com.vn)