Tắm nắng cho con

Vì sao phải tắm nắng?

Tại Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng – Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, mỗi ngày các bác sĩ thường tiếp xúc với rất nhiều trẻ em bị còi xương do thiếu vitamin D.

Tắm nắng là phương pháp dùng ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm tiếp xúc trực tiếp lên da để tổng hợp vitamin D. Vitamin D đóng vai trò quyết định trong việc thành lập và tăng trưởng xương của trẻ em do làm tăng hấp thu can-xi và phot-pho ở niêm mạc ruột.

80% vitamin D được tổng hợp ở da dưới tác dụng của tia cực tím tiếp xúc trực tiếp lên da. 20% vitamin D còn lại có từ sữa mẹ và thức ăn (thịt, dầu cá thu, cá mòi, trứng, bơ, nấm, đậu, vv…).

Thiếu vitamin D sẽ gây giảm hấp thu calci. Hậu quả là làm giảm calci trong máu khiến bé bị còi xương, biến dạng xương. Vì vậy để phòng còi xương cho bé, các mẹ nên cho bé tắm nắng hàng ngày.
Bé mấy tháng tuổi mới được tắm nắng?

Có thể các mẹ sẽ rất bất ngờ, nhưng theo các bác sĩ, trẻ em từ 2 tuần tuổi trở đi là đã cần phơi nắng.

Ở nước ta các bà, các mẹ thường có thói quen bao bọc, ủ ấm trẻ sơ sinh quá kỹ, khiến cho bé ít có cơ hội được tiếp xúc với không khí trong lành bên ngoài. Do đó, tỷ lệ trẻ còi xương của bé nước ta vẫn khá cao.

Tắm nắng như thế nào là tốt nhất?

Vào sáng sớm, lúc mặt trời mọc chưa nóng (thường từ 7h đến 9h, về mùa hè nên tắm nắng từ 6h30 đến 7h30, không nên tắm nắng buổi chiều). Chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ, nhiều ánh sáng mặt trời để tắm nắng cho bé. Thoạt đầu, có thể vén áo, quần để tắm nắng tay, chân và mông trẻ, sau đó tuỳ tiết trời dần dần mở rộng phạm vi để hở da thịt trẻ.

Về mùa đông, buổi sáng thường ít nắng và nhiều gió, các mẹ có thể tranh thủ cho bé tắm nắng từ 16h – 17h chiều.

Nên tắm nắng trong bao lâu?

Lúc đầu chỉ nên tắm nắng trong vài phút đều đặn mỗi ngày, sau tăng dần, khi trẻ được 3 tháng trở lên có thể tắm nắng trong khoảng nửa giờ. Trung bình yêu cầu 2 tiếng/tuần hay 10-15 phút/ngày tùy vào khả năng phơi nắng của trẻ và mức độ phát triển xương vận động (nếu trẻ ít ốm hoặc trẻ có biểu hiện của chớm còi xương có thể phơi nắng lâu hơn).

Chú ý tránh tắm nắng cho trẻ nơi gió lộng. Cả mẹ và bé cùng tắm nắng để tạo cảm giác thân thương, gần gũi (nựng nịu, cho bé bú; đến thời điểm phát triển phù hợp, tập cho bé ngồi, đỡ tay cho bé đi, chơi đùa cùng bé…), giúp bé thích thú khi bé tắm nắng.

Chú ý điều gì sau khi tắm nắng cho bé?

Sau khi tắm nắng phải kịp thời lau khô mồ hôi, cho trẻ uống một chút nước bổ sung. Nếu là mùa hè, tốt nhất là tắm ngay sau khi tắm nắng.

Một số lưu ý các mẹ không thể không đọc khi tắm nắng cho con:

– Nên để hở chân, tay của trẻ dưới ánh nắng non.

– Tránh để ánh nắng chiếu thẳng vào mặt và đầu trẻ, nên cho trẻ đội mũ.

– Không nên phơi nắng qua cửa kính vì như thế sẽ không có tác dụng.

– Thời gian tắm nắng quá lâu, từ 30-40 phút trở lên sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ

– Ngay cả trong mùa đông vẫn có thể tắm nắng cho trẻ nếu trời có nắng. Tuy nhiên, nên tránh những ngày thời tiết bất thường hoặc vào thời điểm giao mùa.
(Nguồn: afamily)

Những sơ ý dễ gây hại cho bé

1. Lắc bé khi bế
Khi bế bé, bạn chú ý không nên lắc mạnh, như vậy bạn đã vô tình làm hại đến bé đặc biệt là rất nguy hiểm đối với những bé từ 10 tháng tuổi trở xuống. Thời gian đó, cổ của bé còn rất yếu, chưa đủ sức nâng đầu bé, não của bé rất mềm và chưa cố định. Khi bạn lắc, phần não của bé bị trấn động, va chạm vào hộp sọ, các mạch máu nhỏ bị rách, chảy máu và gây tổn thương trong não. Bé càng nhỏ tuổi thì càng nguy hiểm, đặc biệt là các bé từ 10 tháng tuổi trở xuống.

2. Để bụng bé bị nhiễm lạnh
Bụng của bé vô cùng mẫn cảm với nhiệt độ không khí, và sợ nhất là bị lạnh. Khi bụng bé bị nhiễm lạnh, nhu động ruột sẽ tăng lên gây ra đau bụng, đi ngoài. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé dẫn đến sức đề kháng giảm và bé sẽ dễ bị mắc nhiều bệnh truyền nhiễm hơn.

3. Chọc bé cười lúc bé đang ăn
Phần yết hầu là cửa ngõ của khí quản và thực quản, vừa ăn vừa cười rất dễ khiến cho thức ăn rơi vào khí quản, gây ho không dứt. Nếu những thức ăn cứng rơi vào khí quản thì rất có thể thức ăn đó sẽ bịt mất khí quản hoặc một nhánh của khí quản, khiến việc hô hấp của bé gặp khó khăn, rất nguy hiểm đối với bé.

4. Đi giày da cho bé khi bé đang tập đi
Khi bé bắt đầu tập đi, bạn phải chuẩn bị cho bé một đôi giày thích hợp. Có nhiều bố mẹ sắm cho bé một đôi giày da thật đẹp. Nhưng thực ra với giày da, phần mũi và đế của giày khá cứng, một đôi giày đế cứng và chật sẽ hạn chế hoạt động của đôi chân bé, khiến bé dễ bị đau chân, ảnh hưởng đến việc tập đi của bé.

5. Dùng nước quá nóng để rửa chân cho bé
Dùng nước nóng để rửa chân hoặc ngâm chân thường được các cha mẹ áp dụng khi chân nhức mỏi, nhưng nếu ta cũng áp dụng cách đó với bé thì là một sai lầm rất lớn. Trẻ sơ sinh có bàn chân mũm mĩm và hầu hết lòng bàn chân bẹt. Vòm bàn chân hình thành vào khoảng 2-3 tuổi rồi hoàn chỉnh dần đến khi 10 tuổi. Vòm bàn chân có tác dụng làm cho chân chuyển động mềm mại khi bé bước và chạy, bảo vệ mạch máu và dây thần kinh ở gan bàn chân. Dùng nước nóng để rửa hoặc ngâm chân cho bé sẽ khiến dây chằng ở bàn chân bị giãn ra, từ đó chân bé sẽ trở nên “bẹt”, lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường.

6. Lấy ráy tai cho bé
Ráy tai cũng có những công dụng nhất định của nó, ví dụ như cản bụi bẩn, côn trùng bay vào tai, giảm tiếng ồn, bảo vệ màng nhĩ… Đôi tai của trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện, da và sụn còn rất mềm. Các mẹ lấy ráy tai cho bé nếu không cẩn thận sẽ rất dễ làm rách lớp da mỏng manh trong tai gây ra viêm nhiễm, nặng hơn là có thể làm tổn thương màng nhĩ, ảnh hưởng đến thính lực của bé.

(Nguồn: bvvietnamdonghoicuba.vn)

Cách nấu bột mặn cho trẻ

Trả lời:

Bột dùng để nấu cháo cho trẻ có thể sử dụng bột gạo xay, các loại bột ăn liền đóng gói sẵn, hoặc là nấu cháo thật nhừ (có thể rây nhuyễn). Chị có thể xay gạo thành bột để nấu cho bé ăn, sau khi vo gạo để làm khô nhanh chi có thể sấy hoặc rang. Nhưng nếu có điều kiện, chị nên mua các loại bột gạo, ngũ cốc đã được đóng gói sẵn (với thương hiệu có uy tính). Bột gạo, ngũ cốc được sản xuất công nghiệp sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ dinh dưỡng và chỉ cần pha nước ấm (bột gạo xay cần phải nấu chính) là có thể cho bé ăn.

Một bát cháo phải có đủ 4 nhóm thực phẩm là bột, đạm, vitamin & khoáng chất và chất béo.

– Đạm thì ngoài thịt, cá, tôm, cua, trứng (giai đoạn dưới 1 tuổi chỉ sử dụng lòng đỏ, không sử dụng lòng trắng) còn có thể dùng các loại đậu như đậu hũ, đậu hũ non, đậu nành, đậu xanh…

– Vitamin & khoáng chất thì sử dụng các loại rau củ. Màu càng đậm càng nhiều vitamin (rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt,…). Lưu ý là các loại thực phẩm này không nên nấu lâu, nếu không sẽ mất chất.

– Chất béo thì có thể sử dụng từ dầu ăn, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương,…

Công thức như sau:

– 200ml nước

– 10g đạm (thịt/cá…) (khoảng 2 muỗng càfê) – băm nhuyễn (nếu sử dụng trứng thì ½ lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng cút)

– 10g rau/củ (khoảng 2 muỗng càfê) – băm nhuyễn

– 5g dầu ăn (khoảng 1 muỗng càfê)

– ½ muỗng càfê nước mắm (luôn luôn nêm nhạt cho bé)

Cách chế biến

+ Thịt, cá sau khi băm nhuyễn thì tán trong nước nguội trước cho tan đều (không cho thẳng vào nước sôi).

+ Tiếp đến cho bột vào rồi bắc lên bếp, quấy đều tay cho đến khi bột chín.

+ Cho tiếp rau củ, dầu ăn và nước mắm vào, đậy nắp đến lúc sôi trở lại thì tắt bếp. Dầu và nước mắm có thể cho vào ngay sau khi tắt bếp

(Nếu sử dụng trứng thì phải đánh trứng với rau cho tan đều rồi cho vào sau khi bột chín)

Khi bé được chín tháng thì có thể sử dụng gấp đôi lượng thực phẩm (lúc này không cần băm nhuyễn lắm) cũng với 200ml nước để có chén bột đặc hơn. Nếu bé không quen ăn đặc thì có thể làm như sau: Lấy 1 nhúm giá khoảng 20g (1 nắm tay) xay ra cùng với 200ml nước, lược bỏ cái rồi dùng nước này nấu bột như bình thường.

* Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi:

– Năng lượng: 100 Kcal/kg/ngày

– Protein: 2,5 – 3g/kg/ngày

– Lipid: 3 – 4g/kg/ngày

– Glucid: 10 – 12g/kg/ngày

Trẻ ở tuổi này bắt đầu có những thay đổi như mọc răng, bò hay bị các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa … nên trẻ có những giai đoạn biếng ăn tâm lý do đó phải kiên trì và biết cách chế biến thức ăn cho hợp khẩu vị của trẻ và tập một thói quen ăn uống tốt.

Tất cả các trẻ phải được ăn dặm trong giai đoạn này bằng các thực phẩm có sẵn tại địa phương.

Ngoài thức ăn là bột đặc hay cháo đặc, có đủ 4 nhóm thức ăn trên, 2 – 3 chén/ngày, kèm thêm 6 – 8 lần bú mẹ hay sữa nhân tạo.

Ngoài ra, trẻ cần được cho ăn thêm trái cây: chuối, đu đủ, … nhưng chú ý không ăn quá nhiều và nên ăn sau khi bú hoặc sau khi ăn bột/cháo.

Cần lưu ý: Khi thay đổi chế độ ăn từ lỏng sang đặc hoặc cho trẻ ăn thức ăn mới, luôn phải tập dần cho trẻ làm quen, số lượng cũng phải tăng dần từ ít đến nhiều.

(Ngồn: thuocbietduoc.com)

5 câu hỏi kinh điển quanh việc đóng bỉm cho con

1. Tôi đóng bỉm cho con khi đi ngủ buổi tối với mục đích cho con và bố mẹ được ngủ ngon. Vậy mà chẳng thấy tác dụng đâu cả, con vẫn bị ướt ngấm ra cả quần lẫn áo mặc dù tôi đã kiểm tra cẩn thận lúc đóng và cu Tí mới tè lần đầu tiên.

– Nhiều khi chất lượng bỉm không tốt sẽ không kịp ngấm khi bé tè. Đối với bé trai, khi đóng bỉm phải chú ý đến chim của bé, phải cho chúi xuống để bỉm có thể ngấm được nước tiểu. Ngoài ra, màng ngăn hai bên phải được kéo ra cẩn thận để không bị tràn nước tiểu ra ngoài khi bé tè.

2. Cách chọn bỉm cho con như thế nào?

– Để bé được thoải mái khi đóng bỉm thì việc lựa chọn bỉm phù hợp rất quan trọng. Khi mua bỉm, bạn nên chọn loại có màng đáy thoáng dạng vải, không quá dầy sẽ thích hợp hơn đối với làn da nhạy cảm của bé, nhất là vùng đùi nơi tiếp xúc với đáy tã. Hai bên vách chống trào của tã nếu được thiết kế mềm mại sẽ không gây vết hằn trên đùi, làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Hơn nữa, các bà mẹ đặc biệt chú ý không nên chọn loại tã bên trong phần tiếp xúc với da trẻ có plastic và polyester. Kích thước của tã thích hợp theo từng lứa tuổi để tã không nén lên da đùi và bụng trẻ.

Bé gái thường bị ướt ở vị trí giữa hoặc về phía sau của tã khi nằm xuống, vì thế nếu chọn bỉm các mẹ cần chọn loại có thiết kế độ dầy tập trung vào vị trí trẻ có thể tiểu nhiều nhất, hoặc có thể chọn loại quần có đường diềm để ta lót thêm tã vải vào bên trong

Bé trai có khuynh hướng ướt ở vị trí phía trước của tã, vì thế ta cần chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước. Ngoài ra, do bé trai thường tiểu mỗi khi thay tã, vì thế có thể phủ thêm một lớp tã vải mỏng khác lên bộ phận sinh dục của bé và vệ sinh tã ngay khi phát hiện đã bị ướt.

3. Em mới sinh con lần đầu nên vẫn còn lóng ngóng khi chăm bé, nhất là việc đóng bỉm. Các mẹ có kinh nghiệm chỉ giúp em với?

– Không nên quấn chặt tã lót cũng như mặc quần quá dầy là một trong những kinh nghiệm chăm sóc giấc ngủ cho bé vì thế đóng bỉm để bé có giấc ngủ ngon hơn, để tránh cảm giác ướt át cũng như phải thay tã làm bé thức giấc.

Và các mẹ nhớ kĩ, tuyệt đối không được dùng kim băng để cài bỉm cho con nhé vì sẽ rất nguy hiểm khi trẻ cựa mình, đạp chân tay, kim băng bật ra đâm vào bé.

4. Đóng bỉm có làm chân bé bị vòng kiềng?

– Các mẹ nên nhớ, việc đóng bỉm không làm cho chân bé bị vòng kiềng. Tránh để trẻ bị bệnh còi xương là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chân vòng kiềng.

5. Con trai tôi được 13 tháng, buổi tối đi ngủ tôi thường đóng bỉm cho cháu, nhưng mọi người bảo cháu trai thi không nên đóng bỉm vì như vậy không tốt cho sự phát triển của tinh hoàn?

– Một công trình điều tra của Mỹ cho biết, loại tã giấy trẻ em (đóng bỉm) do kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ cục bộ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C và lâu ngày như vậy sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này. Vì vậy, các bà mẹ nên chú ý hạn chế dùng tã giấy cho trẻ. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thì nên thay tã thường xuyên và không nên bắt trẻ đeo tã cả ngày.

Việc đóng bỉm buổi ban đêm là lựa chọn của phần đông các bà mẹ. Tuy nhiên bạn có thể chọn cho mình một hình thức khác nếu lo rằng đóng bỉm cho bé vào mùa hè là quá nóng.

(afamily.vn)

Những biểu hiện không đáng lo lắng ở trẻ sơ sinh

hở không đều trong khi ngủ

Lồng ngực của trẻ sơ sinh thường nhỏ, do vậy, quá trình trao đổi khí thường ít hơn. Số lần hô hấp bình thường ở trẻ sơ sinh là 40-50 lần/phút. Ngoài ra, hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, nên nhịp thở của trẻ cũng không đều, đặc biệt là trong khi ngủ.

Nôn trớ

Đối với trẻ mới sinh, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Khi mới sinh, dạ dày bé thường nằm ngang, gần với thực quản. Do vậy, sau mỗi lần bú mẹ hoặc uống sữa, chỉ cần một vài cử động mạnh là bé có thể bị nôn trớ.
Để hạn chế hiện tượng này, bạn nên bế dựng bé ngay sau khi bú hoặc uống sữa từ 5-10 phút và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để trẻ ợ hơi ra ngoài.

Hắt hơi, ngạt mũi nhẹ

Đây không phải là biểu hiện của bệnh cảm cúm. Ở trẻ sơ sinh, lớp niêm mạc mũi chưa phát triển hoàn thiện, do vậy không khí bên ngoài hoặc 1 vài cặn sữa có thể gây phản xạ hắt hơi hoặc nghẹt mũi nhẹ ở trẻ. Đây chính là biểu hiện sinh lý tự vệ của trẻ, chứ không phải do bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm.

Ra mồ hôi chân, tay

Nhiệt độ trong bụng mẹ rất lý tưởng và ổn định cho sự phát triển của trẻ. Ngay khi mới sinh, sự thay đổi nhiệt độ ngoài môi trường sẽ có tác động rất lớn đến quá trình hô hấp và bài tiết của cơ thể trẻ.
Khi nhiệt độ môi trường cao, trẻ sẽ điều hòa thân nhiệt bằng cách thoát mồ hôi. Do vậy, các mẹ nên chú ý lau khô người cho trẻ, giữ nhiệt độ trong phòng ổn định.

Nhiều tóc hoặc ít tóc

Số lượng và màu tóc của trẻ sơ sinh có liên quan chặt chẽ tới chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai cũng như các yếu tố di truyền của gia đình. Do vậy, nếu khi sinh ra, trẻ ít tóc hoặc màu tóc không đen thì bạn cũng chớ nên lo lắng.

Nếu thấy tóc trẻ quá ít, kèm theo đó là các hiện tượng như đổ mồ hôi nhiều, hay hoảng sợ khi ngủ, ngủ ít, bỏ ăn… thì bạn nên cho trẻ đi khám bác sỹ để có được lời khuyên hợp lý. Vì khi đó, rất có thể trẻ đang bị thiếu canxi, thiếu sắt hoặc thiếu máu.

Sưng tuyến vú

Bất luận là trai hay gái, trẻ sau 3-5 ngày sinh thường xuất hiện nốt nhỏ như hạt đậu, sờ vào thấy mềm và bóp nhẹ có thể ra sữa. Điều này là do ảnh hưởng từ nội tiết tố estrogen của mẹ. Hiện tượng này sẽ mất sau 2-3 tuần.

Bạn không nên lo lắng và vệ sinh cho trẻ bằng cách bóp mạnh vào tuyến vú của trẻ. Điều này có thể gây sưng hoặc nhiễm trùng, ảnh hưởng tới sự phát triển tuyến vú của trẻ trong tương lai.

Chảy máu âm đạo ở bé gái

Một số bé gái sau khi sinh 1 tuần, ở âm đạo có thể chảy một ít máu hoặc chất nhầy màu trắng do thai nhi vẫn chịu ảnh hưởng nội tiết tố của người mẹ và nội mạc tử cung đã bắt đầu phát triển.

Trong giai đoạn này, cần giữ vệ sinh âm đạo cho trẻ thật sạch để tránh nhiễm trùng.

(Nguồn: suckhoedoisong)

Hướng dẫn mua đồ chơi cho trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi


Ảnh: Images.

Tham khảo: Những trò chơi ngoài trời vui nhộn cho bé

Quay về với nền tảng cơ bản

Tiến sĩ Jennifer nói rằng: “Hãy để món đồ chơi đó kích thích trí tưởng tượng và hỗ trợ sự phát triển của trẻ”. Đối với những trẻ chưa đến tuổi đi học, những trò chơi thân thiện và không quá đắt là lắp ráp các khối lập phương hoặc nặn đất sét sẽ giúp kích thích sự sáng tạo và kỹ năng vận động chính xác hơn.

Thú nhồi bông có thể là món đồ chơi học tập tuyệt vời vì nó tạo sự thoải mái cho con bạn đồng thời hỗ trợ tâm lý cho trẻ.

“Video, game điện tử và những đồ chơi tự động có thể thúc đẩy hành vi thụ động và gây trở ngại việc tìm tòi và học hỏi thế giới xung quanh trẻ”  tiến sĩ Jennifer giải thích.

Đừng giữ trẻ nằm chơi một chỗ quá lâu, hãy tập cho trẻ những trò chơi vận động để kích thích hệ tiêu hóa và các chức năng vận động khác.

Ảnh: Images.

Sách là lựa chọn tối ưu cho mọi lứa tuổi, nó cung cấp các giá trị tinh thần và hỗ trợ tương tác giữa bố mẹ và bé. Bước đầu là những cuốn truyện tranh với những hình minh họa dễ thương, vui nhộn cho trẻ, sau đó có hãy tập cho bé lắng nghe những câu chuyện cổ tích…

Đơn giản mọi thứ

Nên tránh những món đồ chơi quá phức tạp đối với trẻ quá nhỏ đang bắt đầu học những điều cơ bản.

“Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi có thể giỏi nắm, kéo bất kỳ những vật nào vừa tầm tay nhưng chúng không có ý thức sẽ đặt những vật ấy trở lại đúng chỗ hoặc giữ chúng cẩn thận được.  Đôi khi những đồ chơi được sản xuất để phục vụ đặc biệt cho trẻ nhỏ không phải luôn luôn là sự lựa chọn tốt nhất. Ví dụ những đồ chơi và bút chì màu quá cỡ được bán cho trẻ nhỏ hơn có thể dễ dàng cầm nắm nhưng sẽ khó hơn để điều khiển dĩ nhiên là không hỗ trợ trong sự phát triển những kỹ năng vận động tinh xảo của trẻ.”

Đồ chơi theo từng độ tuổi

Trẻ mới sinh: Độ tuổi này bé còn quá nhỏ, hầu hết thời gian của bé là nằm trong nôi. Những đồ vật di chuyển trước mắt giúp bé phát triển thị lực, và những đồ chơi có tiếng nổ và nén giúp cho việc phản ứng và phát triển thính giác… Bé thích được “hóng hớt”, “trò chuyện” theo ánh mắt, lời nói của bố mẹ.

Bé sơ sinh rất thích được “trò chuyện” với bố mẹ. Ảnh: Images.

Trẻ từ 3-6 tháng: Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi bắt đầu trở nên hiếu động. Hãy bổ sung đồ chơi cho bé như những chiếc chuông và những quyển sách mềm để chúng khám phá bằng tay và miệng.

Trẻ từ 6-9 tháng: Khi bé bắt bắt đầu biết lật, tự ngồi dậy, bạn có thể bắt đầu cho trẻ chơi những đồ chơi giúp chúng phát triển khả năng di chuyển nhưng bò và đi.

Trẻ tập đi: Những đồ chơi yêu cầu trèo, đẩy, kéo và lái  nhằm giúp cho trẻ phát triển những kĩ năng di chuyển của chúng. Những quả bóng ném và đá, những món đồ hấp dẫn phía trước giúp trẻ háo hức bò đến để nhận lấy.

Những câu đố khó, những đồ xếp hình, những đồ lắp ráp dựng hình, những đồ chơi trộn lẫn và sắp xếp theo thứ tự cũng là nhưng lựa chọn tốt để bé phát triển trí tuệ và thể chất.

Từ 3 – 5 tuổi là giai đoạn chủ yếu để nuôi dưỡng trí tưởng tượng và sáng tạo, do đó sách truyện, mô hình lắp ráp, những loại hình mang tính nghệ thuật như chơi đàn, hát nhạc, đọc thơ…cũng được khuyến khích cho bé.

(Nguồn: Webtretho)

Xe đẩy em bé an toàn bán tự động từ UGO

 

[IMG]

Chiếc xe đẩy em bé này được hãng thiết kế dựa trên các nguy cơ mà cha mẹ hay những người giữ trẻ hay mắc phải. Chiếc xe được thiết kế một bộ phận kết nối không dây cùng với một điều khiển từ xa, nó sẽ rung và phát tiếng kêu báo khi mà xe đẩy tự động chuyển dịch theo trọng lực hay lúc xe bị trượt theo dốc nghiêng mà không hề có tác động nào của con người tạo ra lên nó. Bên cạnh hệ thống đó, chiếc xe này còn được thiết kế một số phanh điện tử tại các bánh xe, cho phép tương tác từ hệ thống điện tử nêu trên nhằm mục đích tự động dừng xe khi phát hiện sự cố mà không có tác động từ người điều khiển.

[IMG]
bánh xe có gắn cảm biến điện tử
[IMG]
điều khiển từ xa cho phép nhận thông báo cũng như điểu khiển các chế độ và đo đạc thông số di chuyển của xe đẩy.[IMG]

Theo thống kê, riêng tại Úc thì đã có trên 580 tai nạn từ xe đẩy do sự bất cẩn của người trông trẻ và hơn 10% trong số đó là do xe tự trượt đi hay chuyển dịch bất ngờ. Chiếc xe trên được thiết kế và phát triển theo ý tưởng một sinh viên tại Đại Học New South Wales – anh James Wansey.

(Nguồn: Gizmag)

Khăn ướt an toàn cho bé với Nano bạc mới

Xu hướng sử dụng khăn ướt đang ngày càng trở nên thông dụng trong việc chăm sóc bé của các bà mẹ hiện đại. Thị trường khăn ướt trẻ em khá sôi động với nhiều lựa chọn. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, sản phẩm ứng dụng công nghệ Nano Bạc được đánh giá là tiên tiến nhất trong lĩnh vực sản xuất khăn ướt để có thể đưa ra những sản phẩm an toàn và tiện ích nhất cho người tiêu dùng.

Công nghệ Nano Bạc với những tính năng an toàn nổi trội, được ví như chất kháng khuẩn tự nhiên an toàn và hiệu quả được phát triển và sản xuất hàng tiêu dùng nói chung (từ tủ lạnh, máy lạnh) đến những mặt hàng chăm sóc bé chuyên dụng (khăn ướt trẻ em, bình sữa, núm vú…) nhằm mang lại những sản phẩm tiêu dùng ngày càng an toàn hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng.

Trong cuộc sống hiện nay, ta vẫn có câu “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ”. Ở góc độ y khoa, lĩnh vực chuyên chăm sóc sức khỏe, có thể hiểu điều này theo hướng cụ thể rằng: những sản phẩm sử dụng chăm sóc trẻ bao giờ cũng phải là những sản phẩm an toàn nhất và dành riêng cho đối tượng này. Vì thế, khi chọn sản phẩm chăm sóc, làm sạch làn da cho bé phải thực sự quan tâm đến chất lượng, và sự an toàn. Trên tinh thần đó, với mặt hàng khăn ướt trẻ em thì khăn ướt công nghệ Nano Bạc có thể xem là chọn lựa đúng đắn. Sản phẩm này được ứng dụng công nghệ mới tiên tiến nhất, giúp sản phẩm không chỉ có tính năng làm sạch thông thường mà còn có tính kháng khuẩn, ngăn ngừa các vi khuẩn có hại phát triển và hoàn toàn không gây kích ứng cho làn da non nớt của trẻ. Ngoài ra, khi chọn lựa mặt hàng này nói chung người tiêu dùng nên chọn những sản phẩm khăn ướt được sản xuất từ những loại nguyên liệu và chiết xuất có nguồn gốc thiên nhiên như lô hội. Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín và từ nhà sản xuất là đơn vị chuyên ngành trong sản xuất mặt hàng chuyên dụng dành cho trẻ em.

Được biết, sản phẩm khăn ướt trẻ em Bobby được ứng dụng công nghệ Nano Bạc và sản xuất từ nguyên liệu spunlace dày, cùng các hoạt chất trung tính không chứa cồn, giúp làm sạch khuẩn, chăm sóc nhẹ nhàng và an toàn tuyệt đối cho làn da non nớt và nhạy cảm của bé.

(theo tinmoi.vn

Chiếc nôi mới cho Bé

Bé sơ sinh đang ngủ trên chiếc nôi Bubble Baby – Ảnh: Gizmag

Nhà thiết kế Lana Agiyan cho biết nguồn cảm hứng cho việc thiết kế chiếc nôi này từ một món đồ chơi Nevalyashka. Nó là một chiếc cốc không chân có nguồn gốc từ Nga. Chiếc nôi trong suốt làm từ chất liệu acrylic sẽ giúp phụ huynh dễ dàng theo dõi em bé.

Hình dạng chiếc nôi như một quả trứng, có thể đung đưa theo mọi hướng, đến vị trí nghiêng 17 độ thì trả lại vị trí cân bằng.

 

Chi tiết đặc biệt ở chiếc nôi này là phần nệm được làm từ lớp vỏ kiều mạch, không gây bất kỳ dị ứng nào cho trẻ. Ngoài ra với chất liệu này, nôi có tác dụng thoáng khí, chống mùi, cách nhiệt cũng như có khả năng kháng khuẩn và nấm. Bên trong nôi được nhà thiết kế phủ thêm lớp nano titan dioxide, thành phần khiến nôi trong suốt, tự làm sạch và loại bỏ những mùi hôi gây khó chịu cho bé.

Hiện mẫu nôi này được phát triển đầu tư bởi công ty sản xuất đồ nội thất của Ấn Độ. Đồng thời, loại nôi Bubble Baby được hội đồng kiểm định khối EU chấp thuận vì vậy sẽ sớm có mặt trên thị trường trong năm nay.

(Theo Gizmag)