Chớ nựng trẻ quá tay!
SGTT.VN – Nhiều người lớn có thói quen chơi đùa với trẻ nhỏ bằng cách bồng bế tung trẻ lên cao hoặc đưa võng, rung lắc nôi thật mạnh. Đây là những động tác rất nguy hiểm, có thể khiến trẻ rơi vào hội chứng trẻ bị rung lắc dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí tử vong!
Do đầu trẻ có trọng lượng khá lớn so với cơ thể nhưng cơ cổ chưa hoàn thiện nên trẻ dễ gặp nguy hiểm khi được nựng kiểu này. Ảnh: EVA
|
Thống kê ở Mỹ cho biết, mỗi năm có khoảng 1.200 – 1.400 trẻ chấn thương hoặc chết vì hội chứng trẻ bị rung lắc (họ gọi là shaken baby syndrome). Việt Nam chưa có thống kê chính thức, tuy nhiên chỉ riêng bệnh viện Xanh Pôn – Hà Nội đã từng tiếp nhận khoảng 20 trẻ bị hội chứng này.
Những tai nạn đáng tiếc
Bệnh nhi N.T.T., hai tuổi, ngụ ở Gia Lâm (Hà Nội) được người nhà đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Xanh Pôn với những dấu hiệu suy hô hấp, nôn ói, lơ mơ, chân tay yếu… Thăm khám, các bác sĩ phát hiện một ổ nang dịch ở khoang dưới nhện của bán cầu đại não. Theo lời kể của mẹ bé T., trong lúc chơi đùa với con, thấy bé khóc nên ba bé đã để bé nằm úp lên hai tay rồi đưa lên cao, hạ xuống thấp chơi trò “máy bay” nhằm chọc bé cười. Đến tối thì bé khóc dữ, nôn ói, co giật… Uống thuốc có đỡ nhưng vài ngày sau bé có hiện tượng mấp máy, giật giật mấy ngón tay phải, bỏ ăn, nôn ói liên tục, gương mặt không cảm xúc… nên người nhà đưa nhập viện.
Trường hợp tương tự là bệnh nhi nữ N.T.K., mười tháng tuổi, ngụ ở Tiền Hải (Thái Bình) được gia đình đưa vào cấp cứu với chẩn đoán xuất huyết não. Người nhà cho biết sau khi cho bé nằm võng ngủ trưa do anh trai bé đưa, thì xảy ra tình trạng nôn ói, vùng da trán tím tái, bỏ bú… Kết quả chẩn đoán cho thấy bé K. bị chảy máu não.
Bệnh hay gặp nhưng thường bị bỏ sót
BS Nguyễn Văn Phúc, khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Xanh Pôn cho biết: “hội chứng trẻ bị rung lắc” (Shaken baby syndrome) còn được gọi “chấn thương đầu kiểu ngược đãi” (abusive head trauma) là bệnh lý hay gặp nhưng thường bị bỏ sót. “Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, trong số trẻ bị chấn thương sọ não, có tới 33% là do hội chứng rung lắc. Khoảng 1/3 trong số đó tử vong do tổn thương não nặng, số còn lại có biểu hiện lâm sàng cấp tính hoặc bán cấp. Ngoài ra, có những trẻ không có triệu chứng nhưng bị ảnh hưởng di chứng thần kinh nặng nề trong suốt cuộc đời như chậm phát triển trí tuệ, thị lực kém, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, tổn thương kỹ năng định hướng nhận thức”, BS Phúc cho biết. Các nghiên cứu cho thấy những tổn thương có thể xảy ra chỉ với năm giây rung lắc!
Cũng theo BS Phúc, phần lớn hội chứng rung lắc gặp ở trẻ dưới hai tuổi, trong đó xảy ra cao nhất là ở trẻ từ sáu tuần đến bốn tháng tuổi. “Đầu trẻ có trọng lượng và thể tích khá lớn so với cơ thể, khối cơ của cổ lại quá yếu, không đủ sức nâng đỡ đầu nên khi bị rung lắc, quán tính và gia tốc của đầu lớn, dễ gây chấn thương sọ não. Mặt khác, tế bào não trẻ nhiều nước, tổ chức não lỏng lẻo, sợi trục thần kinh myelin hoá chưa hoàn toàn nên khi bị rung lắc rất dễ đứt sợi trục thần kinh hoặc làm phù nề nhu mô não. Ngoài ra, lượng dịch trong khoang dưới màng nhện nhiều, số lượng mạch máu não của trẻ nhiều hơn người lớn nhưng cấu trúc thành mạch không bền bằng người lớn. Bởi vậy, nhu mô não và các mạch máu rất dễ bị tổn thương khi rung lắc”, BS Phúc giải thích.
Khó điều trị nhưng có thể phòng ngừa
Theo TS.BS Nguyễn Thị Thu Lan, hội Nhi khoa Việt Nam, đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về mức độ và tư thế rung lắc như thế nào là nguy hiểm cho trẻ. Nhìn chung, các chuyên gia cho rằng những động tác mạnh làm thay đổi tư thế trẻ nhanh, như trẻ đang nằm được bế thốc dậy, xốc nách nhấc bổng trẻ lên cao rồi hạ xuống, rung lắc hoặc xoay trẻ liên tục, đánh vào đầu hay có những hành động bạo hành làm đầu trẻ bị di chuyển nhanh và mạnh… đều rất nguy hiểm, có thể gây hội chứng rung lắc. “Phát hiện tổn thương não do hội chứng rung lắc gây ra rất khó, bởi triệu chứng thường không rõ ràng và dễ nhầm với một số tình trạng khác như nhiễm siêu vi, rối loạn tiêu hoá… Việc điều trị tổn thương não đa phần cũng rất khó khăn. Tuy nhiên, bệnh lý này lại dễ phòng ngừa”, BS Lan tư vấn.
Để phòng ngừa, các gia đình tuyệt đối không thực hiện các động tác rung lắc mạnh bạo với trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới hai tuổi. Không thay đổi tư thế trẻ quá đột ngột. Không tát, đánh vào đầu trẻ. Khi di chuyển trẻ, giữ cổ trẻ ở tư thế tương đối cố định. “Nếu trẻ có biểu hiện quấy khóc nhiều, bỏ ăn hay bỏ bú, ói, ngủ lịm, gương mặt không cảm xúc, da xanh tái nhìn thấy rõ nhất vùng trán, co giật, lờ đờ, ngủ gà ngủ gật… và có kèm theo tình trạng rung lắc trẻ trước đó, các gia đình nên nghĩ ngay đến hội chứng trẻ bị rung lắc và đưa đến bác sĩ thăm khám sớm”, BS Lan nói.
Hàng mới về: Thời trang Thu – Đông
Kiểu dáng đẹp mắt luôn là thế mạnh của hãng thời trang trẻ em SamShop. BST thu đông với những mẫu váy áo điệu đà cho bé gái và trang phục khỏe khoắn cho bé trai.
Jumpsuit & Body – Hàng nhập khẩu
Váy và Đầm – Hàng nhập khẩu
Shop thời trang Bé Sành Điệu Tp.HCM shop thời trang baby lớn nhất Sài Gòn với 1000 mẫu quần áo đẹp dành cho các thiên thần của bạn –> www.besanhdieu.vn
Món ngon cho con từ Bí Đỏ
Bí đỏ là loại quả có giá trị dinh dưỡng đặc biệt, nhưng cũng như các loại rau quả khác, món bí đỏ thường không được lọt vào “top” thực phẩm ưa thích của bé yêu. Đó phải chăng do bé chưa được thử qua món nào khác ngoài bí đỏ xào và canh bí đỏ hầm xương thay phiên nhau? Vậy sao mẹ không thử “biến hóa” để giúp con yêu thích hơn loại quả bổ dưỡng này nhỉ.
Dưới đây là một số công thức chế biến món bí đỏ do các thành viên của diễn đàn Webtretho sáng tạo và chia sẻ:
1. Súp bí đỏ
(Công thức của ID: Liên ròm)
Chuẩn bị
– 1/4 trái bí nhỏ
– khoảng 2 thìa cà phê bơ
– Phô mai bào sợi (cho vừa ăn)
– 100ml double cream
– 100ml (hoặc hơn một chút) nước súp gà
– Gia vị: tiêu, muối, bột nêm, đường
Món súp bí đỏ. (Ảnh minh họa: Internet)
Thực hiện:
– Bí gọt vỏ, xắt nhỏ, cho vào tô cùng với chút nước, sau đó cho toàn bộ vào lò vi sóng và bấm nút vegetable
– Đặt nồi nước súp gà lên bếp
– Sau khi bí đã chín sơ thì cho vào nồi sao cho nước xâm xấp mặt bí và nấu sôi, nêm nếm gia vị cho đậm đà
– Khi bí đã chín thì tắt bếp, để nguội, sau đó cho vào máy xay nhuyễn
– Cho hỗn hợp vào nồi trở lại cùng bơ và kem loại double cream (sẽ cho vị béo hơn), nấu lửa vừa cho hòa tan hoàn toàn. Khi súp sôi thì nêm nếm lại và tắt bếp;
– Múc ra chén và rắc lên một chút phô mai để bắt mắt “vị khách hàng” nhỏ của mẹ.
2. Cháo bí đỏ nấu cua
(Công thức của ID: ếch ộp)
Chuẩn bị
– Gạo: 1 nắm
– Bí đỏ: 1 miếng nhỏ
– Cua đồng: 100gr
– Dầu ăn: 10gr
– Nước mắm, hành…
Thực hiện:
– Gạo vo sạch, cho vào một ít nước và đun sôi 5 phút.
– Bí đỏ rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào nồi cháo nấu mềm.
– Cua rửa sạch, bóc bỏ mai, yếm rồi xay, lọc lấy nước cho vào nấu cháo; gạch cua phi thơm với hành củ rồi cho vào cháo nấu tiếp đến khi cháo đặc lại là được.
– Cho dầu ăn vào cháo, xúc ra để nguội và cho bé ăn.
(Công thức của ID: meo_garfield)
Chuẩn bị
– 150gr bí đỏ,
– 75gr thịt ba chỉ,
– Bột chiên, gia vị, nước tương, hành tỏi băm nhuyễn.
Món bí đỏ chưng thịt. (Ảnh do thành viên meo_garfield cung cấp)
Thực hiện:
– Thịt ba chỉ cắt miếng, ướp gia vị trong 30 phút;
– Cắt bí đỏ thành miếng tương đương thịt ba chỉ;
– Cho 2 chén nước vào nồi hấp cách thủy;
– Lấy thịt đã ướp nhúng vào bột sau đó cho cả bí và thịt vào một cái âu, đặt vào nồi hấp cách thủy;
– Bật bếp đun liên tục cho nước sôi để hấp chín thịt và bí. Thế là món ăn đã hoàn thành, chỉ còn mỗi một việc: “dụ” bé ăn.
4. Pasta thịt viên sốt bí đỏ
(Công thức của ID: Gautruc26)
Chuẩn bị
– 250gr pasta
– 400gr thịt nạc
– 200gr bí đỏ
– 50gr đậu Hà Lan
– 1/2 củ hành tây
– 1/2 bát nước dùng
– lá thơm khô, tỏi xay, hạt nêm, tiêu, nước tương, bơ.
Thực hiện:
– Pasta luộc chín, để ráo nước. Đun nóng ít bơ, cho tỏi xay vào phi thơm, xào sơ pasta, nêm 1 thìa súp nước tương.
– Băm hoặc xay thịt nhuyễn mịn, trộn với hành tây thái nhỏ, ướp 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/4 thìa cà phê tiêu, 1/4 thìa cà phê lá thơm. Vo thịt thành những viên tròn nhỏ, rán vàng đều.
– Luộc chín bí đỏ, xay nhuyễn.
– Đun nóng 1 thìa súp bơ, phi thơm tỏi xay, cho bí đỏ vào xào với nước dùng đến khi sánh lại, nêm hạt nêm, tiêu, lá thơm khô.
-Dọn pasta ra đĩa cùng thịt viên, thêm đậu Hà Lan luộc, rưới sốt bí đỏ.
5. Bánh flan bí đỏ
(Công thức của ID: penguyenkhang)
Chuẩn bị
– 500gr bí đỏ,
– 10 quả trứng gà,
– 200gr đường,
– một hộp sữa đặc có đường,
– 800ml nước.
Món bánh flan bí đỏ. (Ảnh minh họa: Internet)
Thực hiện:
– Làm đường caramel: Đường cát trắng hòa nước, bắc lên bếp đun nhỏ lửa, khuấy đều cho đến khi đường tan và hơi sánh. Cho đường thắng nâu vào, trộn đều. Tắt lửa, để nguội.
– Pha một hộp sữa với 800ml nước.
– Đập trứng vào tô, đánh đều, cho qua rây rồi khuấy đều với sữa.
– Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, nấu mềm. Cho bí đã nấu vào máy sinh tố xay nhuyễn, khuấy đều với hỗn hợp trứng sữa.
– Cho đường caramel vào khuôn, đổ tiếp hỗn hợp trứng, sữa, bí đỏ lên trên, vớt bớt bọt nổi trên mặt. Cho vào xửng hấp khoảng 30 phút. Khi hấp không đậy nắp để bánh không bị rỗ mặt.
– Bánh chín, lấy ra để nguội sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn, cho bánh ra đĩa.
6. Bí đỏ chưng sữa hột gà
(Công thức của ID: VAPHAM)
Chuẩn bị:
– bí đỏ 200gr
– sữa tươi 200ml
– trứng gà 3 quả
– đường 100gr
– 1 miếng quế (để có mùi hấp dẫn hơn)
Thực hiện:
– Quế và bí đỏ nấu với một chút nước cho tới khi chín mềm (nấu vừa nước, đừng nhiều quá vì chỉ lấy bí thôi mà không lấy nước sẽ rất phí). Cho bí chín vào máy xay sinh tố xay mịn
– Dùng đũa đánh tan trứng với đường và sữa, để một chút cho hết bọt. Lược hỗn hợp này qua rây, bỏ đi phần lợn cợn rồi cho bí xay vào, đánh cho đều lên.
– Cho hỗn hợp vào từng chén nhỏ. Nấu xửng nước cho sôi, cho chén bí vào hấp cách thủy, chú ý để lửa vừa để bí không bị tổ ong.
– Khoảng vài phút thì mở vung một lần để thoát hơi nước hoặc dùng một khăn vải phủ lên trên rồi đậy nắp lại hấp, như thế hơi nước sẽ không nhỏ vào bí ở trong chén.
– Dùng tăm xâm vào chén bí thấy tăm khô là bí chín. Thường khoảng 10 phút là được một mẻ bánh hấp bằng chén dùng để nước chấm (chén to thì thời gian lâu hơn).
– Bánh này dùng lạnh sẽ rất ngon.
Món sinh tố bí đỏ. (Ảnh minh họa: Internet)
7. Sinh tố bí đỏ
(Công thức của ID: trungngobt)
Chuẩn bị:
– 2,5gr bí đỏ (nếu làm cho 3 người dùng),
– 2 bịch sữa tươi,
– 1 quả trứng gà
– 1 ít nước cốt dừa (để món sinh tố thơm và béo hơn).
Thực hiện:
– Nấu bí đỏ trong sữa tươi cho đến khi bí chín thì cho trứng gà đã đánh kỹ vào.
– Đợi khoảng 1 phút sau nhắc xuống, cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc bỏ bã rồi lấy ra “măm măm” ngay hoặc để tủ lạnh. Vị béo của sữa, thơm ngậy của cốt dừa và cảm giác lợn cợn của bí đỏ tạo nên một vị ngon khó tả.
Cũng với món Sinh tố Bí đỏ này, ID Forever_love còn đóng góp một cách làm khác là bí hấp chín rồi bỏ vỏ, ruột sau đó cho vào máy xay cùng sữa tươi , 1 ít hạnh nhân , 1 ít đường.
Các mẹ hãy thử trổ tài với chủ đề “Bí đỏ” tuần này nhé. Chúc các bạn ngon miệng!
(Nguồn: Webtretho tổng hợp)
Cách chọn mua giày cho bé
Khi con bắt đầu tập đi, ba mẹ mua con một đôi giày mềm mại & đẹp đẽ. Nhìn đôi giày bé xíu, lòng ba mẹ chợt “nao nao”. Hình ảnh con bước đi lẫm đẫm, thật không thể nào tả hết được niềm hạnh phúc của ba mẹ. Ôi, dáng con ngả nghiêng làm ba mẹ thót tim. Chân con chưa học đi đã lo chạy, rồi con ùa vào vòng tay của ba mẹ…
Với 15 năm trong ngành giày dép, thiết nghĩ bài viết này sẽ mang lại những thông tin rất thực tiễn cho các bạn. Làm thế nào để chọn cho con một đôi giày tốt? Mình xin phép không nói đến vấn đề “đẹp” bởi vì nó còn tùy thuộc vào thẩm mỹ cá nhân, ngoài ra, mình cho rằng với trẻ em thì đẹp không phải là vấn đề hàng đầu cần quan tâm.
Thế nào là một đôi giày tốt ?
Phải thừa nhận một điều là giày dép của nước ngoài rất chuẩn. Giày dép của Việt Nam, dù là các nhãn hiệu có uy tín, chủ yếu tập trung vào kiểu dáng mà thiếu chú trọng phần chất liệu & độ vừa vặn (fitting).
Mỗi kiểu giày của các nhãn hiệu lớn như Puma, Fila, Lacoste, Diesel …vv sản xuất tại Việt Nam đều phải qua rất nhiều thử nghiệm ở phòng LAB như : độ bền vật liệu, độ ra màu của vật liệu nhuộm, vật liệu không được chứa các hóa chất độc hại, độ kháng xé của quai, độ bong tróc của hoa ăn in ấn, độ gãy gập của đế, độ bám dính của đế, độ mài mòn của đế, độ vừa vặn ôm chân của tất cả các size … Chính vì vậy, họ cho ra lò một đôi giày không chê vào đâu được.
một đôi giày tốt cần phải có chất liệu tốt, có độ vừa vặn đúng chuẩn và thiết kế đúng
Nói chung, một đôi giày tốt là một đôi giày mang những đặc điểm chủ yếu sau:
1) Chất liệu tốt (thường là bằng da thật) & không chứa hóa chất độc hại (như Azoydye, Nickel, Formal..vv)
2) Có độ vừa vặn (fitting) đúng chuẩn.
3) Thiết kế đúng. Giải thích thêm một chút về cái này : thiết kế đúng là thiết kế cân xứng giữa các phần, theo chuẩn kỹ thuật, thực tiễn mang được.
Chọn giày cho con thế nào ?
– Chất liệu : Mềm (da, vải cấp) – Không nên chọn các loại giả da kém chất lượng (PU, PVC) vì chất liệu kém chất lượng không hút mồ hôi & rất nóng, rất hầm & chất liệu PVC có hại cho da vì chứa nhiều loại hóa chất độc hại.
– Đế giày : Có các hoa văn (sọc) & bằng cao su để chống trơn trượt.
– Quai : Nên chọn quai hở cho thông thoáng. Cài quai bằng miếng dán (nỉ gai/velcro) thì thuận tiện nhưng bé sẽ dễ dàng cởi giày ra một mình khi không thích mang.
– Độ vừa vặn : Vừa chân bé.
Khi chọn giày cho trẻ, bạn đừng nên bận tâm quá nhiều đến kiểu dáng thời trang.
Làm sao biết giày có vừa chân bé hay không ?
Bé lớn một tí thì còn hỏi được giày chật hay rộng, nhưng bé con 12 tháng tuổi của bạn thì làm sao mà biết? Bạn hãy làm cách này:
1) Nên mua & thử giày vào buổi chiều tối. Lúc đó chân to hơn buổi sáng.
2) Xỏ giày vô chân & giữ bé đứng thẳng chân.
3) Thử chiều dài : Nếu gót giày và gót chân bé cách nhau 1 khoảng mà ngón tay út của bạn cho vào lọt thì vậy là vừa đủ cho bé mang.
4) Thử độ ôm bàn chân : Bạn dùng 2 ngón tay túm thử phần quai giày. Nếu bạn túm không được, thì có thể là giày chật. Nếu bạn túm được, giày vừa.
Cách thức chọn cỡ giầy đúng với kích thước chân của trẻ nhỏ
Cho trẻ đứng thẳng, chân mang giày, luồng ngón tay trỏ theo gót chân và kiểm tra xem chúng có co ngón chân lại hay không. Nếu bạn không cần phải ráng sức thì đó là số giày đúng. Còn ngược lại bạn nên đổi số lớn hơn.
Đo đế giày: Vẽ bàn chân phải của trẻ lên một tờ giấy, bằng cách cầm thẳng viết và theo sát hình dạng của bàn chân. Cắt ra và ướm vào đế giày trái. Nếu còn dư ra 5mm – 1cm ở đầy mũi và ở sau gót thì giày vẫn còn vừa.
Và vào những ngày đẹp trời, chân của trẻ con và cả người lớn đều có khuynh hướng sưng lên một chút. Nên mua giày đi vào buổi chiều để chắc chắn rằng giày không quá chật.
Khi chọn giày cho trẻ, bạn đừng nên bận tâm quá nhiều đến kiểu dáng thời trang. Điều quan trọng là liệu đôi giày có bảo vệ tốt nhất và thúc đẩy quá trình quá trình phát triển chân của trẻ hay không, mẫu mã kiểu dáng của trẻ nhỏ tạo cảm giác đáng yêu, dễ thương là phù hợp với trẻ nhỏ rồi.
Khi bé chưa biết đi
Lúc này, giày chỉ có nhiệm vụ giữ ấm chân. Khi sinh ra bàn chân bé chỉ dài khoảng hơn 7cm và phát triển đến 12cm trong vòng 1 năm. Có thể chỉ cần cho bé mang tất. Nếu đi giày, chọn loại chất liệu mềm, thoáng khí. Tuyệt đối không sử dụng giày cao su vì chúng sẽ làm chân bé hấp hơi và ẩm ướt, dẫn đến lạnh chân, gây cảm lạnh.
Bé đang tập đi
Giày cho bé mới tập đi rất quan trọng để bé có dáng đi đẹp, đúng, xương chân phát triển thẳng. Tuy nhiên khi bé chập chững trong nhà, chỉ nên cho bé mang tất chống trượt hoặc để chân không. Vì lúc đó bé sẽ lấy thăng bằng dễ hơn và cảm nhận được đất, sàn nhà qua bàn chân.
Trong giai đoạn này, nên cho bé dùng giày thật nhẹ, thân cao, thường xuyên kiểm tra chân để thay đổi giày. Các nghiên cứu cho thấy, đối với các bé dưới 16 tháng tuổi, bàn chân sẽ tăng kích thước lên gấp rưỡi chỉ trong vòng hai tháng. Mang giày quá chật sẽ khiến các ngón chân trẻ bị tổn thương, chậm phát triển. Khi thay giày nên chú ý thay luôn cả tất, vì tất chật cũng gây hại như giày chật vậy.
Cũng không nên mua giày rộng vì chân sẽ “bơi” trong giày và bé rất khó điều khiển chuẩn xác bước đi, đồng thời cọ sát nhiều làm trẻ đau. Giày vừa vặn khi khoảng cách giữa ngón chân cái và mũi giày bằng tầm 1cm.
Quai cài giày cần ôm sát lấy chân, chất liệu mềm để không gây trầy xước. Nên dùng loại miếng dính hay khoá có lỗ xỏ để điều chỉnh, không nên cho bé đi giày “lười” trong giai đoạn này.
Các bé lớn hơn
Trẻ em đến 4, 5 tuổi đi đứng đã vững chãi và cẩn thận hơn thì có thể đi giày đế cao nhưng không quá 2cm, vì lực của toàn thân sẽ dồn xuống hết mũi chân gây tổn thương chân bé.
– Miếng lót giày nên gồ ghề một chút để tăng ma sát giúp chân bé bám chắc và giúp cơ bàn chân phát triển.
Quan trọng:
Vì chất lượng giày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chân bé, cho nên chúng ta nên cẩn trọng. Đừng nghĩ bé mau lớn, mang 2,3 tháng đã đổi giày, mà lại dễ dãi trong việc lựa chọn & mua giày rẻ tiền cho đỡ tốn. Giày cũ của bé vẫn có thể để lại cho em của bé hay con cháu trong nhà hay các bé nghèo, mồ côi. Không lãng phí đâu các bạn !
Mùa lạnh đã bắt đầu, giữ ấm cho đôi chân trẻ rất quan trọng. Những đôi giày xinh xắn làm tăng thêm vẻ dễ thương cho các bé và khiến các bà mẹ mê mẩn. Đừng vội nghe theo lời chào mời của các cô bán hàng, hãy để ý những điểm sau khi chọn giày cho con yêu của bạn.
– Không bao giờ mua giày cho bé mà không có bé đi cùng. Nên đi vào buổi chiều, vì chân bé cũng như chân người lớn, có xu hướng to ra một chút vào cuối ngày.
– Không nên quá chú trọng vào “mốt” vì điều quan trọng nhất là một đôi giày vừa vặn để nâng niu những bước đi đầu đời của trẻ.
(Nguồn: RoyaleBaby.com)
Hãy chọn cho Bé một chiếc nón xinh xắn
4 điều cha mẹ nên tránh để bé khỏe trong cả mùa hè
Mùa hè là thời gian mà thời tiết nóng nực nhất trong năm, trẻ dễ mắc một số chứng bệnh như rôm – sảy, tiêu chảy… nên cha mẹ cũng rất cần lưu ý chăm sóc trẻ thật tốt. 4 việc làm dưới đây cha mẹ cần tránh để giúp bé khỏe mạnh hơn đến hết mùa.
Không nên cạo đầu trọc cho bé
Khi mùa hè đến, thời tiết rất oi bức và khó chịu, nhiều bậc phụ huynh muốn cắt tóc ngắn cho bé để bé cảm thấy mát mẻ và dễ chịu hơn.Tuy nhiên, lại có một số bậc phụ huynh lại cạo đầu trọc cho bé để vừa thoải mái, vừa chống lại các bệnh rôm sảy. Các chuyên gia cho rằng: mùa hè không nên để tóc bé quá dài bởi vì da đầu là bộ phận hấp thu và bài tiết nhiệt cho cơ thể; tuy nhiên cũng không nên cắt tóc cho bé quá ngắn hay cạo đầu trọc vì các lý do sau đây:
Tóc giúp điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, ngăn ngừa sự tiếp xúc của da đầu với ánh náng mặt trời. Cạo trọc khiến da đầu của trẻ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ bị cháy nắng, ánh nắng chiếu vào khiến da đầu của trẻ bị mẫn cảm, ngứa và khó chịu. Hơn nữa, do tiếp xúc trực tiếp với muối có trong mồ hôi nên da đầu của trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tóc sẽ bảo vệ bộ phận đầu cho bé, một khi bộ phận này bị các loại vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và gây hại thì bộ phận này sẽ đứng ra bảo vệ chống lại hoặc giảm thiểu sự tổn hại lên da đầu; hơn nữa tóc đóng vai trò như chiếc ô che nắng, có thể che ánh nắng gay gắt của mùa hè, giúp da đầu tránh bị kích thích từ mặt trời, bảo vệ cho da đầu khỏe mạnh. Tóc cũng giúp quá trình tản nhiệt và có chức năng điều hòa nhiệt độ cho cơ thể.
Không nên dứt sữa bé
Mùa hè, đặc biệt là vào khoảng tháng 7, 8, thời tiết nóng nực nhất làm cho bé chán ăn, hơn nữa nhiệt độ cao cũng làm tăng nguy cơ thức ăn dễ bị ôi thiu do các vi khuẩn tương đối nhiều, xuất hiện một số triệu chứng bệnh về tiêu hóa. Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng thích hợp cho sự hoạt động của các loại ruồi muỗi, làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc các bệnh truyền nhiễm trong đường ruột, gây ra chứng tiêu chảy, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, mùa hè không nên cho trẻ dứt sữa vì trong sữa có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và đặc biệt là các kháng thể mà bất kỳ loại thực phẩm nào cũng không thể so sánh được.
Không nên thường xuyên lấy ráy tai cho bé
Mùa hè làm cho trẻ bị đổ nhiều mồ hôi, các loại khuẩn gây hại có điều kiện phát triển trong môi trường nhiệt độ cao, nếu các bậc phụ huynh thường xuyên lấy ráy tai cho trẻ, không may tạo cơ hội cho các khuẩn gây hại xâm nhập, gây viêm nhiễm tai ngoài. Các chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh chỉ nên vệ sinh tai bé nửa năm một lần là thích hợp nhất.
Ngoài ra, vào mùa hè có rất nhiều các loại côn trùng nhỏ đặc biệt là muỗi, kiến hay gián… chúng rất dễ bay vào tai bé, những loại côn trùng này sẽ cho bé cảm giác hết sức khó chịu vì âm thanh chúng gây ra và gây ra đau nhức tai. Trong trường hợp này các bậc phụ huynh không nên dùng bất cứ vật gì vào tai bé để lấy chúng ra mà nên đến bệnh viện để các bác sĩ dùng các dụng cụ chuyên dụng gắp chúng ra ngoài; hoặc cũng có thể thực hiện các cách sau đây:
Dùng cồn nhỏ vài giọt vào bên trong tai bé cho côn trùng trôi ra ngoài; hơn nữa cồn có tác dụng sát khuẩn, tránh làm tai bé bị nhiễm khuẩn hoặc cách thứ hai là dùng nước sôi để nguội nhỏ vào tai để côn trùng bị ngộp mà chui ra ngoài.
Không dùng kem chống nắng của người lớn để thoa lên da bé
Mùa hè khi đưa bé ra ngoài tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, có thể cho bé đội mũ che nắng hoặc dùng dù che nắng.
Nngoài ra cũng có thể dùng các loại kem chống nắng dành riêng cho trẻ em nhưng tuyệt đối không nên dùng kem chống nắng dành cho người lớn vì da bé còn non nớt dẽ bị ảnh hưởng của các thành phần có trong kem chống nắng dành cho người lớn.
Nếu thoa kem chống nắng cho trẻ cần phải thoa trước khoảng nửa tiếng đồng hồ là tốt nhất. Khi cho trẻ sử dụng các sản phẩm chống nắng nên dùng trên da khô ráo, sạch sẽ, tránh cho kem bị nước hay mồ hôi cuốn trôi và kem sẽ mất đi tác dụng của nó.
(Nguồn: Meyeucon.org)
Những cách bé yêu mẹ
Khi thấy bé yêu tuổi tập đi của mình nổi cơn thịnh nộ hay la hét ném đồ lung tung, bạn đừng tức giận vội bởi đó cũng là cách bé gửi thông điệp “con yêu mẹ” tới bạn.
Ở mỗi tuổi các bé có những hành động đặc trưng để thể hiện tình yêu với mẹ. Tinh tế và nhạy cảm một chút, bạn có thể nhận ra ngay điều này để hiểu hơn những nhu cầu của con và biết cách đáp lại tình cảm của bé.
Áo Body I Love Daddy và I Love Mommy có bán tại SamShop (0908930886)
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bé yêu mẹ:
– Bé mới sinh chăm chú nhìn vào mắt mẹ. Lúc này, bé đang cố gắng ghi nhớ khuôn mặt bạn. Bé chưa hiểu gì về thế giới xung quanh nhưng đã cảm nhận được bạn quan trọng như thế nào.
– Bé nhớ khi mẹ không ở bên cạnh: Từ 8 tháng đến 1 tuổi, các bé đã bắt đầu nhớ mặt mẹ. Bé sẽ nhìn quanh quẩn khi bạn rời phòng đi đâu đó và mỉm cười lúc bạn trở lại.
– Các bé tuổi tập đi nổi cơn thịnh nộ và ném đồ lung tung. Bạn đừng nghĩ như vậy là bé không còn yêu mẹ nữa. Bé sẽ chẳng cảm thấy bị tổn thương và trở nên giận dữ nếu không thực sự yêu bạn.
– Bé tuổi chập chững sẽ chạy ngay đến bên mẹ để tìm cảm giác bình yên khi nó bị ngã hay cảm thấy buồn phiền. Trẻ ở tuổi này chưa thực sự hiểu nghĩa của từ “con yêu mẹ” nhưng đã biết hành động để thể hiện điều đó.
– Bé tặng mẹ một bông hoa hái trong vườn, một trái tim vẽ nghệch ngoạc, một viên đá tí xíu lấp lánh hay một món quà nhỏ nào đó.
– Những bé tuổi mầm non muốn được mẹ khen ngợi. Nó sẽ sẵn sàng làm việc nhà, tìm cơ hội để thể hiện mình và thường xuyên nói câu “nhìn con này” để gây chú ý với bạn.
– Các bé đã đi học tin tưởng kể cho mẹ nghe những bí mật nho nhỏ của nó, chẳng hạn như lần “phải lòng” đầu tiên hay những tình huống rắc rối khó xử, dù ở tuổi này, trẻ đã biết ngại nếu mẹ ôm ấp ở chỗ đông người.
(Nguồn: Babycenter.com)
Mẹ ăn gì để con xinh đẹp, thông minh
Thói quen ăn uống của người mẹ trong thời gian mang bầu có ảnh hưởng lớn đến “nhan sắc” và sức sáng tạo của đứa con sau này.
Vậy trong thời kỳ mang thai, các thai phụ cần được bổ sung những loại dinh dưỡng nào để con được xinh đẹp và phát triển toàn diện nhất?
Giúp da bé sáng mịn hơn
Nếu bạn và chồng của mình có làn da màu bánh mật nhưng lại muốn bé yêu nhà mình sở hữu một làn da sáng hơn, vậy phải làm thế nào? Câu trả lời chính là bạn hãy ăn nhiều hơn những loại thực phẩm có chứa vitamin C. Lý do là vì vitamin C có tác dụng giảm sắc tố đen trong tế bào da, giúp làn da của bé sáng hơn. Những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C chính là cà chua, nho, cam, dâu, táo tàu, bông cải xanh… Trong số tất cả những loại hoa quả thì táo là loại quả có chứa nhiều vitamin C nhất, ăn nhiều táo sẽ giúp cải thiện màu da của thai nhi.
Ngoài ra, Vitamin A giúp bảo vệ các tế bào biểu mô, do đó giúp cho làn da của bé sáng bóng và mịn màng hơn. Bạn có thể bổ sung vitamin A cho cho cơ thể bằng cách ăn nhiều thực phẩm như gan động vật, lòng đỏ trứng, sữa, cà rốt, cà chua và rau xanh, trái cây, và dầu thực vật.
Bổ sung Vitamin A,C giúp da bé sáng mịn hơn. (Ảnh minh họa)
Giúp tóc của bé được mượt mà
Vitamin B được chứa nhiều trong những loại thực phẩm như thịt nạc, cá, gan động vật, sữa, bánh mì, đậu, trứng, cỏ biển, mè, bắp và rau xanh. Những loại thực phẩm này không chỉ giúp cho tóc của em bé khi ra đời có màu đen bóng mà còn mượt và khỏe.
Để bé thông minh
Điều này có lẽ được nhiều bậc cha mẹ quan tâm nhất bởi ai chẳng muốn con mình sẽ thông minh và giỏi hơn người. Vậy thai phụ cần ăn gì để tốt cho trí não thai nhi?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sung các loại siêu dưỡng chất như protein, acid béo, canxi, sắt, folate, colin rất có lợi cho sự phát triển não bộ của trẻ và tăng sức đề kháng cho trẻ sau khi ra đời. Tiến sĩ Kate Di Prima cho biết, 70% sự phát triển não trẻ xảy ra khi em bé còn trong bụng mẹ. Vì vậy những gì bạn ăn trong quá trình mang thai là rất quan trọng.
Những loại thực phẩm có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ bao gồm: rong biển, các loại hoa quả, rau củ, các loại sữa giàu canxi, thịt, cá, thịt gà, cây họ đậu.
Bổ sung các loại siêu dưỡng chất như protein, acid béo… rất có lợi cho
sự phát triển não bộ của trẻ. (Ảnh minh họa)
Giúp thị lực của bé phát triển tốt
Ngoài những nhân tố như di truyền ảnh hưởng thì bạn có thể giúp bé phát triển thị lực bằng cách bổ sung nhiều hơn vitamin A cho cơ thể. Hãy ăn lòng đỏ trứng, sữa, dầu gan cá tuyết, cà rốt, táo, đặc biệt vitamin gan A có trong cà rốt rất tốt cho thị lực.
Giúp bé có vóc dáng cao
Nếu bạn và chồng mình có chiều cao hơi khiêm tốn thì bạn hoàn toàn có thể cải thiện vóc dáng của bé khi ra đời bằng cách bổ sung thật nhiều vitamin D cho cơ thể. Vitamin D có thể thúc đẩy phát triển xương, khiến chiều cao tăng lên. Bạn có thể thấy rõ điều này nhất ở những em bé sơ sinh, nếu trẻ được ăn nhiều chất dinh dưỡng từ các loại tôm, lòng đỏ trứng, gan động vật thì bé sẽ lớn rất nhanh.
Mách mẹ cách ăn để có nhiều sữa mà không sợ béo
Các mẹ có thể lấy móng giò, chỉ phần móng thôi, đem rang vàng lên rồi nghiền thành bột, pha với nước ấm để uống. Đảm bảo sữa sẽ tràn trề mà mẹ không lo tăng cân.
Sinh con xong được gần 4 tháng, khi sắp phải đi làm lại thì chị Hồng – mẹ bé Na mới tá hỏa vì lục lại tủ quần áo cũ không còn cái nào mặc vừa. Chị Hồng phải đi sắm lại một loạt quần áo mới mà vẫn không ưng vì mặc không đẹp. Sau khi sinh con, mải mê tẩm bổ món chân giò hầm để lấy sữa cho con bú, chị Hồng đã không để ý là cơ thể mình đang tăng cân “vùn vụt”. Nhiều khi ăn chân giò đến phát ngán, nhưng mẹ chồng cứ bắt ăn để lấy sữa cho cháu bà bú. Không thể cam chịu cảnh ngán mà cứ phải ăn và tăng cân không phanh như hiện tại, chị tìm mọi cách để “hãm cân” mà vẫn đủ sữa cho con bú kẻo mẹ chồng lại phàn nàn. Mày mò tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của một số mẹ đã nuôi con nhỏ, chị Linh đã tìm ra được một cách vẹn cả đôi đường. Cũng là giò lợn, nhưng chị Linh chỉ ăn đúng phần móng giò. Các mẹ có thể lấy móng giò, chỉ móng thôi, đem rang cho vàng lên. Móng giò khi được rang vàng lên thì rất thơm. Khi nào gom góp được khoảng vài chục cái móng thì đem nghiền thành bột. Mỗi ngày các mẹ lấy một ít bột ấy pha với nước ấm để uống, đảm bảo sữa căng ti. Sau tháng đầu tiên áp dùng cách này, cân nặng của chị Linh tuy chưa giảm nhưng cũng đã ngừng tăng.
Tuy nhiên, trong thời kì cho con bú, các mẹ không nên ăn uống quá kiêng khem để giữ vóc dáng. Khi cho con bú mẹ, người mẹ ăn gì thì thức ăn sẽ được truyền chất bổ tuơng tự qua sữa nuôi con vì thế cần phải ăn uống đầy đủ chất. Trên thực tế, việc ăn nhiều chân giò để có nhiều sữa cho con thực ra không đem lại hiệu quả mấy. Ngược lại, các món đó có quá nhiều chất béo, vừa không cung cấp đủ chất cho bé vừa làm cho mẹ tăng cân do thừa chất béo. Để tạo dòng sữa nhiều và chất lượng. Các mẹ cần phải ăn uống một cách hợp lý và đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ chất cho sự phục hồi cơ thể mẹ sau sinh và sự phát triển của con.
Thứ nhất, không phải ăn nhiều chân giò để tạo nhiều sữa mà các mẹ cần phải ăn thịt nạc. Ăn nhiều thịt, cá và ít chất đường bột thì sẽ không gây tăng cân béo phì cho người mẹ. Ngược lại thịt nạc chứa nhiều chất đạm, giúp cho bé cứng cáp và chắc bắp thịt mà không bị béo tròn, phúng phính vì ăn nhiều chất béo.
Thứ hai: Ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp đủ vitamin và tránh táo bón – bệnh rất dễ gặp sau sinh.
Thứ ba: Các mẹ nên chú ý uống nhiều nước, hạn chế các món ăn ngọt. Một số thực phẩm như mè đen và đậu các loại cũng cho nhiều sữa vì các món này mang nhiều chất đạm tuơng tự như thịt , cá…
Sữa mẹ chỉ đạt yêu cầu khi người mẹ ăn uống đầy đủ và hợp lý. Sẽ không thể có một lượng sữa đạt yêu cầu nếu người mẹ không biết điều chỉnh chế độ ăn hợp lý mà chỉ tìm cách uống các loại cốm, loại thuốc được quảng cáo là lợi sữa thì sẽ không mang lại kết quả như ý.
(Nguồn: aFamily.vn)