Nghệ thuật trò chuyện với Bé yêu

Hãy dùng những từ thật đơn giản, dễ hiểu và nói thật rõ ràng, thu hút sự chú ý của con bằng những biểu cảm khuôn mặt, mắt, miệng. Đồng thời, bạn cũng nên thay đổi âm lượng, giọng điệu để bé cảm thấy hứng thú hơn. Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã đưa ra những bí quyết để các bậc cha mẹ có được cuộc trò chuyện thật thú vị với thiên thần nhỏ của mình:
Hãy thường xuyên chuyện trò với Bé
Hãy thường xuyên chuyện trò với Bé

– Nhìn vào mắt và gọi tên con khi trò chuyện;

– Nói những câu đơn giản và thường xuyên sử dụng các từ ngữ yêu thương vỗ về như: bé yêu, con gái xinh đẹp, công chúa của mẹ…

– Xưng “bố” hoặc “mẹ” khi nói chuyện với bé;

– Ngắm nhìn biểu hiện trên nét mặt và những âm thanh do bé phát ra để có những biểu hiện đáp lại tương tự;

– Sử dụng cử chỉ trong quá trình trò chuyện với con, những điệu bộ sinh động sẽ giúp bé dễ dàng cảm nhận những gì bạn nói;

– Hỏi bé: “Con gái của mẹ có thích sữa không nè?”, “Con có thích đi chơi không nè?” Bạn nên hỏi những câu đơn giản, dễ thương như vậy vì dù không thể trả lời, bé vẫn có thể hiểu được rằng bạn đang quan tâm đến bé;

webtretho_trò chuyện với con

Hãy chăm nói chuyện với con, mẹ nhé! (Ảnh: Inmagine)

– Nói về những gì bạn đang làm, chẳng hạn như khi cho con ăn, tắm hoặc thay tã cho con, bạn nên nói cho bé nghe và nhớ đề cập đến bé trong câu chuyện của bạn nhé;

– Đọc cho con nghe những câu chuyện, bài thơ, bài vè với giọng điệu lôi cuốn và truyền cảm. Tốt nhất, bạn hãy đọc cho con nghe những câu chuyện thiếu nhi, những bài thơ về tình mẫu tử, về tuổi thơ… dù con bạn không thể hiểu được tất cả những gì nghe được nhưng chắc chắn điều này rất hữu ích cho bé;

– Hát cho bé nghe – điều này đặc biệt quan trọng và cần thiết khi bé bắt đầu học nói;

– Quan sát các tín hiệu bé phát ra để có những hồi đáp phù hợp, nếu bé chăm chú nhìn bạn và cười thích thú thì có nghĩa bé đang muốn bạn tiếp tục câu chuyện của mình đấy nhé.

Nguồn: Webtretho (lược dịch) / Theo Pediatrics.about.com

Cần nhớ khi tắm cho bé

me va be cung tam Cần nhớ khi tắm cho bé

  • Trước tiên cần chuẩn bị tốt phòng tắm và những đồ sinh hoạt cho trẻ như khăn bông, chậu tắm, sữa tắm, dầu gội đầu, kem dưỡng da cho trẻ….Khi tắm nhiệt độ thích hợp nhất trong phòng là 24 độ C, trẻ mới sinh khoảng 7 ngày cần tắm trong phòng với nhiệt độ từ 24 – 28℃, nhiệt độ nước là 38~40℃.
  • Thứ hai, xoa người cho trẻ tay cần mềm mại, thời gian tắm cho trẻ không nên quá dài thông thường là từ 3 – 5 phút. Thời gian tắm quá dài có thể làm trẻ sơ sinh mệt mỏi và dễ cảm lạnh.
  • Thứ 3, không cần thiết lúc nào cũng phải cho trẻ tắm bằng xà phòng hoặc sữa tắm. Nếu sử dụng sữa tắm cần đảm bảo dội nước cho sạch để tránh kích thích cho làn da. Ngoài ra cần chú ý lựa chọn sữa tắm thích hợp cho làn da. Vào những ngày thời tiết khô hanh, sau khi tắm cần xoa chút kem làm mềm vào cơ thể trẻ để tránh rạn nứt da.
  • Thứ 4, khi cuống rốn của trẻ chưa rụng hết không nên để trẻ trực tiếp ngâm mình trong chậu nước, chỉ nên dùng khăn ấm để lau phần quanh rốn hoặc xung quanh bụng để tránh nước ô nhiễm ảnh hưởng đến rốn.

(Nguồn: quanaotreemdep.net)

Cách tắm khi con bị sốt

Sau khi đưa con đi bệnh viện khám vì bị sốt, vợ chồng mình đã được bác sĩ tư vấn cho các tắm đúng khi bé bị sốt. Mình chia sẻ để các mẹ cùng biết nhé!

  • Đối với trẻ nhỏ, có vô vàn lý do khiến trẻ sốt: sốt mọc răng, sốt do viêm họng, sốt virút, sốt do bệnh tay chân miệng… Cho dù lý do là gì đi nữa các bà mẹ cũng sẽ vô cùng lo lắng, nếu ta xử lý không kịp, để trẻ sốt cao có thể ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ, tai biến thật khó lường.
  • Trước kia khi không hiểu biết, mọi người thường nói với mình rằng nếu em bé bị sốt cao, đem đến bệnh viện Nhi Đồng thì người ta sẽ lột trần truồng em bé, cho nằm chơ vơ trong phòng lạnh hoặc đem nhúng vào bồn nước. Nếu chỉ có nghe đến đó thôi thì khó có bà mẹ nào dám đưa con đến bệnh viện vì xót con, vì e ngại sau khi hết sốt phải lo đến chữa bệnh sổ mũi và ho cho bé. Tâm lý của người Việt mình là khi trẻ sốt, không bao giờ được tắm cho trẻ. Vậy có bao giờ bạn tìm hiểu thử xem tắm đúng cho trẻ khi sốt như thế nào không? Sau khi tìm hiểu kỹ càng và được bác sỹ khám bệnh cho em bé tư vấn thêm, mình xin được chia sẻ phương pháp tắm này:
  • Khi bé sốt bạn sẽ được khuyên cho bé uống thuốc cứ cách nhau 4-6 giờ. Tuy nhiên, không phải khi nào uống thuốc xong bé cũng hết sốt ngay. Tắm đúng nhằm mục đích hạ sốt cho não bé, giúp nhiệt độ cơ thể bé hạ bớt vì để cao quá não bé sẽ bị ảnh hưởng.
  • Khi bé sốt, bạn hãy cặp nhiệt độ cho trẻ, sau đó đóng hết các cửa phòng cho kín gió và pha nước tắm vào chậu. Nhiệt độ của nước tắm phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 2 độ và trong quá trình tắm bạn cũng phải đảm bảo được điều này. Nếu lạnh quá bé sẽ bị sốc nhiệt. Ví dụ nhiệt độ khi bé sốt là 39 độ thì bạn hãy pha nước ở mức 37 độ. Bạn có thể tắm từ đầu trở xuống và tắm trong khoảng 5 phút. Sau rồi hãy lau thật khô người bé và mặc quần áo thông thoáng.
  • Trong bệnh viện Nhi Đồng, nếu hiểu rõ bạn cũng sẽ an tâm khi thấy con mình được bác sĩ tắm khi bị sốt. Chắc chắn đó không phải là hành động “nhúng nước” như mọi người hay bàn tán.
  • Ngoài ra còn 1 kỹ thuật nữa mà bác sĩ nhắc vợ chồng mình khi bé bị sốt là hãy cho bé vào trong phòng máy lạnh nếu bé quá sốt. Hãy đảm bảo nhiệt độ phòng được mát (thấp nhất là 20 độ). Có thể cởi trần bé, vì cơ thể bé đang sốt cho nên bạn an tâm, bé sẽ không bị lạnh đâu.
  • Ngoài ra theo các bác sĩ thì các mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, nên lau mát cơ thể bé thường xuyên (đắp trán, lau vùng nách, bẹn). Nếu bình tĩnh xử lý, cùng với thuốc mà bác sĩ kê đơn em bé sẽ tốt hơn nhiều.

Chúc các mẹ thành công!

(Nguồn: MaskOnline)

Thông tin đến các Mẹ

Được làm Cha/Mẹ quả là một cảm giác rất tuyệt vời, nhưng không phải tất cả chúng ta – các bậc Cha/Mẹ đều có đủ điều kiện thuận lợi để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của Bé và một thực tế cho thấy ở lứa tuổi từ 0 đến 3 là lứa tuổi mà các Bé thay đổi đồ nhiều nhất do sự tăng trưởng của cơ thể. Điều đó có nghĩa là các Bé sẽ thừa một số vật dụng này nhưng thứ khác thì lại thiếu và cũng có những Bé thiếu thốn về nhiều mặt.

Phần thông tin này lập ra cũng không ngoài mục đích giúp các bậc Cha/Mẹ có thể thông qua đây để đổi đồ cho nhau, ví dụ Mẹ A đang có thừa 2 đôi dép nhưng lại thiếu cái mũ cho Bé, trong khi đó Mẹ B là có thừa nón nhưng dép thì vừa bị chuột gặm,… vì thế 2 Mẹ có thể đổi cho nhau mà không cần phải mua mới. Tuy nhiên cũng có các Mẹ thiếu thốn nhiều thứ cho con trong khi một số Mẹ khác lại thừa và muốn tìm ai đó để cho đi,…

Trước thực tế đó, site này mong muốn sẽ là cầu nối để các Mẹ có thể đăng những thông tin các vật dụng muốn đổi hoặc tặng cho các Mẹ khác.

Rất đơn giản, các Mẹ chỉ cần gửi email kèm hình ảnh các vật dụng cho chúng tôi, chúng tôi lập tức sẽ đăng tin giúp các Mẹ sớm tìm được đúng địa chỉ để tiến hành trao đổi hoặc cho tặng, thông tin các Mẹ cần ghi đầy đủ tên các vật dụng cần trao đổi, cho tặng của mình và tên các vật dụng mà mình cần có, ghi đầy đủ tên của mình, số điện thoại, địa chỉ và email.

Để mở màn tôi xin thông tin đến các Mẹ: hiện Vợ Chồng tôi đang có một số quần áo cho trẻ sơ sinh dưới 6 kg, 1 bịch tả giấy Pampers size S, 1 giá kẹp quần áo (để phơi),… và một số vật dụng khác. Nếu Mẹ nào có nhu cầu vui lòng liên hệ, Vợ Chồng tôi xin tặng. Mọi thông tin liên hệ xin gửi về Bùi Quang Điệp, email: diep.dhhv@gmail.com, di động 090 292 33 11

Tắm nắng cho con

Vì sao phải tắm nắng?

Tại Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng – Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, mỗi ngày các bác sĩ thường tiếp xúc với rất nhiều trẻ em bị còi xương do thiếu vitamin D.

Tắm nắng là phương pháp dùng ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm tiếp xúc trực tiếp lên da để tổng hợp vitamin D. Vitamin D đóng vai trò quyết định trong việc thành lập và tăng trưởng xương của trẻ em do làm tăng hấp thu can-xi và phot-pho ở niêm mạc ruột.

80% vitamin D được tổng hợp ở da dưới tác dụng của tia cực tím tiếp xúc trực tiếp lên da. 20% vitamin D còn lại có từ sữa mẹ và thức ăn (thịt, dầu cá thu, cá mòi, trứng, bơ, nấm, đậu, vv…).

Thiếu vitamin D sẽ gây giảm hấp thu calci. Hậu quả là làm giảm calci trong máu khiến bé bị còi xương, biến dạng xương. Vì vậy để phòng còi xương cho bé, các mẹ nên cho bé tắm nắng hàng ngày.
Bé mấy tháng tuổi mới được tắm nắng?

Có thể các mẹ sẽ rất bất ngờ, nhưng theo các bác sĩ, trẻ em từ 2 tuần tuổi trở đi là đã cần phơi nắng.

Ở nước ta các bà, các mẹ thường có thói quen bao bọc, ủ ấm trẻ sơ sinh quá kỹ, khiến cho bé ít có cơ hội được tiếp xúc với không khí trong lành bên ngoài. Do đó, tỷ lệ trẻ còi xương của bé nước ta vẫn khá cao.

Tắm nắng như thế nào là tốt nhất?

Vào sáng sớm, lúc mặt trời mọc chưa nóng (thường từ 7h đến 9h, về mùa hè nên tắm nắng từ 6h30 đến 7h30, không nên tắm nắng buổi chiều). Chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ, nhiều ánh sáng mặt trời để tắm nắng cho bé. Thoạt đầu, có thể vén áo, quần để tắm nắng tay, chân và mông trẻ, sau đó tuỳ tiết trời dần dần mở rộng phạm vi để hở da thịt trẻ.

Về mùa đông, buổi sáng thường ít nắng và nhiều gió, các mẹ có thể tranh thủ cho bé tắm nắng từ 16h – 17h chiều.

Nên tắm nắng trong bao lâu?

Lúc đầu chỉ nên tắm nắng trong vài phút đều đặn mỗi ngày, sau tăng dần, khi trẻ được 3 tháng trở lên có thể tắm nắng trong khoảng nửa giờ. Trung bình yêu cầu 2 tiếng/tuần hay 10-15 phút/ngày tùy vào khả năng phơi nắng của trẻ và mức độ phát triển xương vận động (nếu trẻ ít ốm hoặc trẻ có biểu hiện của chớm còi xương có thể phơi nắng lâu hơn).

Chú ý tránh tắm nắng cho trẻ nơi gió lộng. Cả mẹ và bé cùng tắm nắng để tạo cảm giác thân thương, gần gũi (nựng nịu, cho bé bú; đến thời điểm phát triển phù hợp, tập cho bé ngồi, đỡ tay cho bé đi, chơi đùa cùng bé…), giúp bé thích thú khi bé tắm nắng.

Chú ý điều gì sau khi tắm nắng cho bé?

Sau khi tắm nắng phải kịp thời lau khô mồ hôi, cho trẻ uống một chút nước bổ sung. Nếu là mùa hè, tốt nhất là tắm ngay sau khi tắm nắng.

Một số lưu ý các mẹ không thể không đọc khi tắm nắng cho con:

– Nên để hở chân, tay của trẻ dưới ánh nắng non.

– Tránh để ánh nắng chiếu thẳng vào mặt và đầu trẻ, nên cho trẻ đội mũ.

– Không nên phơi nắng qua cửa kính vì như thế sẽ không có tác dụng.

– Thời gian tắm nắng quá lâu, từ 30-40 phút trở lên sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ

– Ngay cả trong mùa đông vẫn có thể tắm nắng cho trẻ nếu trời có nắng. Tuy nhiên, nên tránh những ngày thời tiết bất thường hoặc vào thời điểm giao mùa.
(Nguồn: afamily)

Những sơ ý dễ gây hại cho bé

1. Lắc bé khi bế
Khi bế bé, bạn chú ý không nên lắc mạnh, như vậy bạn đã vô tình làm hại đến bé đặc biệt là rất nguy hiểm đối với những bé từ 10 tháng tuổi trở xuống. Thời gian đó, cổ của bé còn rất yếu, chưa đủ sức nâng đầu bé, não của bé rất mềm và chưa cố định. Khi bạn lắc, phần não của bé bị trấn động, va chạm vào hộp sọ, các mạch máu nhỏ bị rách, chảy máu và gây tổn thương trong não. Bé càng nhỏ tuổi thì càng nguy hiểm, đặc biệt là các bé từ 10 tháng tuổi trở xuống.

2. Để bụng bé bị nhiễm lạnh
Bụng của bé vô cùng mẫn cảm với nhiệt độ không khí, và sợ nhất là bị lạnh. Khi bụng bé bị nhiễm lạnh, nhu động ruột sẽ tăng lên gây ra đau bụng, đi ngoài. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé dẫn đến sức đề kháng giảm và bé sẽ dễ bị mắc nhiều bệnh truyền nhiễm hơn.

3. Chọc bé cười lúc bé đang ăn
Phần yết hầu là cửa ngõ của khí quản và thực quản, vừa ăn vừa cười rất dễ khiến cho thức ăn rơi vào khí quản, gây ho không dứt. Nếu những thức ăn cứng rơi vào khí quản thì rất có thể thức ăn đó sẽ bịt mất khí quản hoặc một nhánh của khí quản, khiến việc hô hấp của bé gặp khó khăn, rất nguy hiểm đối với bé.

4. Đi giày da cho bé khi bé đang tập đi
Khi bé bắt đầu tập đi, bạn phải chuẩn bị cho bé một đôi giày thích hợp. Có nhiều bố mẹ sắm cho bé một đôi giày da thật đẹp. Nhưng thực ra với giày da, phần mũi và đế của giày khá cứng, một đôi giày đế cứng và chật sẽ hạn chế hoạt động của đôi chân bé, khiến bé dễ bị đau chân, ảnh hưởng đến việc tập đi của bé.

5. Dùng nước quá nóng để rửa chân cho bé
Dùng nước nóng để rửa chân hoặc ngâm chân thường được các cha mẹ áp dụng khi chân nhức mỏi, nhưng nếu ta cũng áp dụng cách đó với bé thì là một sai lầm rất lớn. Trẻ sơ sinh có bàn chân mũm mĩm và hầu hết lòng bàn chân bẹt. Vòm bàn chân hình thành vào khoảng 2-3 tuổi rồi hoàn chỉnh dần đến khi 10 tuổi. Vòm bàn chân có tác dụng làm cho chân chuyển động mềm mại khi bé bước và chạy, bảo vệ mạch máu và dây thần kinh ở gan bàn chân. Dùng nước nóng để rửa hoặc ngâm chân cho bé sẽ khiến dây chằng ở bàn chân bị giãn ra, từ đó chân bé sẽ trở nên “bẹt”, lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường.

6. Lấy ráy tai cho bé
Ráy tai cũng có những công dụng nhất định của nó, ví dụ như cản bụi bẩn, côn trùng bay vào tai, giảm tiếng ồn, bảo vệ màng nhĩ… Đôi tai của trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện, da và sụn còn rất mềm. Các mẹ lấy ráy tai cho bé nếu không cẩn thận sẽ rất dễ làm rách lớp da mỏng manh trong tai gây ra viêm nhiễm, nặng hơn là có thể làm tổn thương màng nhĩ, ảnh hưởng đến thính lực của bé.

(Nguồn: bvvietnamdonghoicuba.vn)

5 câu hỏi kinh điển quanh việc đóng bỉm cho con

1. Tôi đóng bỉm cho con khi đi ngủ buổi tối với mục đích cho con và bố mẹ được ngủ ngon. Vậy mà chẳng thấy tác dụng đâu cả, con vẫn bị ướt ngấm ra cả quần lẫn áo mặc dù tôi đã kiểm tra cẩn thận lúc đóng và cu Tí mới tè lần đầu tiên.

– Nhiều khi chất lượng bỉm không tốt sẽ không kịp ngấm khi bé tè. Đối với bé trai, khi đóng bỉm phải chú ý đến chim của bé, phải cho chúi xuống để bỉm có thể ngấm được nước tiểu. Ngoài ra, màng ngăn hai bên phải được kéo ra cẩn thận để không bị tràn nước tiểu ra ngoài khi bé tè.

2. Cách chọn bỉm cho con như thế nào?

– Để bé được thoải mái khi đóng bỉm thì việc lựa chọn bỉm phù hợp rất quan trọng. Khi mua bỉm, bạn nên chọn loại có màng đáy thoáng dạng vải, không quá dầy sẽ thích hợp hơn đối với làn da nhạy cảm của bé, nhất là vùng đùi nơi tiếp xúc với đáy tã. Hai bên vách chống trào của tã nếu được thiết kế mềm mại sẽ không gây vết hằn trên đùi, làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Hơn nữa, các bà mẹ đặc biệt chú ý không nên chọn loại tã bên trong phần tiếp xúc với da trẻ có plastic và polyester. Kích thước của tã thích hợp theo từng lứa tuổi để tã không nén lên da đùi và bụng trẻ.

Bé gái thường bị ướt ở vị trí giữa hoặc về phía sau của tã khi nằm xuống, vì thế nếu chọn bỉm các mẹ cần chọn loại có thiết kế độ dầy tập trung vào vị trí trẻ có thể tiểu nhiều nhất, hoặc có thể chọn loại quần có đường diềm để ta lót thêm tã vải vào bên trong

Bé trai có khuynh hướng ướt ở vị trí phía trước của tã, vì thế ta cần chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước. Ngoài ra, do bé trai thường tiểu mỗi khi thay tã, vì thế có thể phủ thêm một lớp tã vải mỏng khác lên bộ phận sinh dục của bé và vệ sinh tã ngay khi phát hiện đã bị ướt.

3. Em mới sinh con lần đầu nên vẫn còn lóng ngóng khi chăm bé, nhất là việc đóng bỉm. Các mẹ có kinh nghiệm chỉ giúp em với?

– Không nên quấn chặt tã lót cũng như mặc quần quá dầy là một trong những kinh nghiệm chăm sóc giấc ngủ cho bé vì thế đóng bỉm để bé có giấc ngủ ngon hơn, để tránh cảm giác ướt át cũng như phải thay tã làm bé thức giấc.

Và các mẹ nhớ kĩ, tuyệt đối không được dùng kim băng để cài bỉm cho con nhé vì sẽ rất nguy hiểm khi trẻ cựa mình, đạp chân tay, kim băng bật ra đâm vào bé.

4. Đóng bỉm có làm chân bé bị vòng kiềng?

– Các mẹ nên nhớ, việc đóng bỉm không làm cho chân bé bị vòng kiềng. Tránh để trẻ bị bệnh còi xương là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chân vòng kiềng.

5. Con trai tôi được 13 tháng, buổi tối đi ngủ tôi thường đóng bỉm cho cháu, nhưng mọi người bảo cháu trai thi không nên đóng bỉm vì như vậy không tốt cho sự phát triển của tinh hoàn?

– Một công trình điều tra của Mỹ cho biết, loại tã giấy trẻ em (đóng bỉm) do kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ cục bộ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C và lâu ngày như vậy sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này. Vì vậy, các bà mẹ nên chú ý hạn chế dùng tã giấy cho trẻ. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thì nên thay tã thường xuyên và không nên bắt trẻ đeo tã cả ngày.

Việc đóng bỉm buổi ban đêm là lựa chọn của phần đông các bà mẹ. Tuy nhiên bạn có thể chọn cho mình một hình thức khác nếu lo rằng đóng bỉm cho bé vào mùa hè là quá nóng.

(afamily.vn)

Những biểu hiện không đáng lo lắng ở trẻ sơ sinh

hở không đều trong khi ngủ

Lồng ngực của trẻ sơ sinh thường nhỏ, do vậy, quá trình trao đổi khí thường ít hơn. Số lần hô hấp bình thường ở trẻ sơ sinh là 40-50 lần/phút. Ngoài ra, hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, nên nhịp thở của trẻ cũng không đều, đặc biệt là trong khi ngủ.

Nôn trớ

Đối với trẻ mới sinh, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Khi mới sinh, dạ dày bé thường nằm ngang, gần với thực quản. Do vậy, sau mỗi lần bú mẹ hoặc uống sữa, chỉ cần một vài cử động mạnh là bé có thể bị nôn trớ.
Để hạn chế hiện tượng này, bạn nên bế dựng bé ngay sau khi bú hoặc uống sữa từ 5-10 phút và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để trẻ ợ hơi ra ngoài.

Hắt hơi, ngạt mũi nhẹ

Đây không phải là biểu hiện của bệnh cảm cúm. Ở trẻ sơ sinh, lớp niêm mạc mũi chưa phát triển hoàn thiện, do vậy không khí bên ngoài hoặc 1 vài cặn sữa có thể gây phản xạ hắt hơi hoặc nghẹt mũi nhẹ ở trẻ. Đây chính là biểu hiện sinh lý tự vệ của trẻ, chứ không phải do bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm.

Ra mồ hôi chân, tay

Nhiệt độ trong bụng mẹ rất lý tưởng và ổn định cho sự phát triển của trẻ. Ngay khi mới sinh, sự thay đổi nhiệt độ ngoài môi trường sẽ có tác động rất lớn đến quá trình hô hấp và bài tiết của cơ thể trẻ.
Khi nhiệt độ môi trường cao, trẻ sẽ điều hòa thân nhiệt bằng cách thoát mồ hôi. Do vậy, các mẹ nên chú ý lau khô người cho trẻ, giữ nhiệt độ trong phòng ổn định.

Nhiều tóc hoặc ít tóc

Số lượng và màu tóc của trẻ sơ sinh có liên quan chặt chẽ tới chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai cũng như các yếu tố di truyền của gia đình. Do vậy, nếu khi sinh ra, trẻ ít tóc hoặc màu tóc không đen thì bạn cũng chớ nên lo lắng.

Nếu thấy tóc trẻ quá ít, kèm theo đó là các hiện tượng như đổ mồ hôi nhiều, hay hoảng sợ khi ngủ, ngủ ít, bỏ ăn… thì bạn nên cho trẻ đi khám bác sỹ để có được lời khuyên hợp lý. Vì khi đó, rất có thể trẻ đang bị thiếu canxi, thiếu sắt hoặc thiếu máu.

Sưng tuyến vú

Bất luận là trai hay gái, trẻ sau 3-5 ngày sinh thường xuất hiện nốt nhỏ như hạt đậu, sờ vào thấy mềm và bóp nhẹ có thể ra sữa. Điều này là do ảnh hưởng từ nội tiết tố estrogen của mẹ. Hiện tượng này sẽ mất sau 2-3 tuần.

Bạn không nên lo lắng và vệ sinh cho trẻ bằng cách bóp mạnh vào tuyến vú của trẻ. Điều này có thể gây sưng hoặc nhiễm trùng, ảnh hưởng tới sự phát triển tuyến vú của trẻ trong tương lai.

Chảy máu âm đạo ở bé gái

Một số bé gái sau khi sinh 1 tuần, ở âm đạo có thể chảy một ít máu hoặc chất nhầy màu trắng do thai nhi vẫn chịu ảnh hưởng nội tiết tố của người mẹ và nội mạc tử cung đã bắt đầu phát triển.

Trong giai đoạn này, cần giữ vệ sinh âm đạo cho trẻ thật sạch để tránh nhiễm trùng.

(Nguồn: suckhoedoisong)

Khăn ướt an toàn cho bé với Nano bạc mới

Xu hướng sử dụng khăn ướt đang ngày càng trở nên thông dụng trong việc chăm sóc bé của các bà mẹ hiện đại. Thị trường khăn ướt trẻ em khá sôi động với nhiều lựa chọn. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, sản phẩm ứng dụng công nghệ Nano Bạc được đánh giá là tiên tiến nhất trong lĩnh vực sản xuất khăn ướt để có thể đưa ra những sản phẩm an toàn và tiện ích nhất cho người tiêu dùng.

Công nghệ Nano Bạc với những tính năng an toàn nổi trội, được ví như chất kháng khuẩn tự nhiên an toàn và hiệu quả được phát triển và sản xuất hàng tiêu dùng nói chung (từ tủ lạnh, máy lạnh) đến những mặt hàng chăm sóc bé chuyên dụng (khăn ướt trẻ em, bình sữa, núm vú…) nhằm mang lại những sản phẩm tiêu dùng ngày càng an toàn hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng.

Trong cuộc sống hiện nay, ta vẫn có câu “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ”. Ở góc độ y khoa, lĩnh vực chuyên chăm sóc sức khỏe, có thể hiểu điều này theo hướng cụ thể rằng: những sản phẩm sử dụng chăm sóc trẻ bao giờ cũng phải là những sản phẩm an toàn nhất và dành riêng cho đối tượng này. Vì thế, khi chọn sản phẩm chăm sóc, làm sạch làn da cho bé phải thực sự quan tâm đến chất lượng, và sự an toàn. Trên tinh thần đó, với mặt hàng khăn ướt trẻ em thì khăn ướt công nghệ Nano Bạc có thể xem là chọn lựa đúng đắn. Sản phẩm này được ứng dụng công nghệ mới tiên tiến nhất, giúp sản phẩm không chỉ có tính năng làm sạch thông thường mà còn có tính kháng khuẩn, ngăn ngừa các vi khuẩn có hại phát triển và hoàn toàn không gây kích ứng cho làn da non nớt của trẻ. Ngoài ra, khi chọn lựa mặt hàng này nói chung người tiêu dùng nên chọn những sản phẩm khăn ướt được sản xuất từ những loại nguyên liệu và chiết xuất có nguồn gốc thiên nhiên như lô hội. Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín và từ nhà sản xuất là đơn vị chuyên ngành trong sản xuất mặt hàng chuyên dụng dành cho trẻ em.

Được biết, sản phẩm khăn ướt trẻ em Bobby được ứng dụng công nghệ Nano Bạc và sản xuất từ nguyên liệu spunlace dày, cùng các hoạt chất trung tính không chứa cồn, giúp làm sạch khuẩn, chăm sóc nhẹ nhàng và an toàn tuyệt đối cho làn da non nớt và nhạy cảm của bé.

(theo tinmoi.vn

Thư gửi người Mẹ đơn thân

Em thân mến,

Anh viết thư này không phải để tìm ra cụm từ ấy mà chỉ để bày tỏ lòng cảm thông, sẻ chia sâu sắc với em, người mẹ đơn thân mà anh hằng mến phục.

Phải nói rằng một mình có con và nuôi con trong xã hội mà người ta vẫn coi trọng một gia đình đúng nghĩa với cha mẹ và con cái, là một sự can đảm. Không chỉ đối phó với tiếng đời thị phi, việc nuôi một đứa con trong thời buổi hiện nay với một phụ nữ đơn thân không dễ dàng gì. Có bao nhiêu thứ phải lo toan: quần áo, sữa, các món đồ chuyên dùng cho trẻ…;  rồi phải thuê người giúp việc, tìm chỗ gửi con để đi làm… Vất vả hơn nữa là khi con bệnh. Anh nhớ có những đêm con anh bị sốt, vợ chồng thức trắng đêm, người đắp khăn, kẻ xoa dầu, lúc nghiền thuốc, khi đổ sữa… Còn em chỉ có một mình, bao nhiêu đó việc em làm sao đây?

 
Ảnh: Shutterstock

Đến khi con biết đi chập chững, vợ chồng anh thường ngồi hai bên dang tay ra chờ con đi qua đi lại. Lớn chút nữa, con gọi “ba ba”, vốn là tiếng mà hầu hết các đứa trẻ khi tập nói đều phát ra. Chỉ có một mình, em sẽ làm gì đây? Em sẽ nói gì với con khi con gọi cha? Lớn thêm chút nữa, con sẽ thấy hình như thiếu một người mà những đứa trẻ khác vẫn gọi là ba, rồi nó hỏi, em sẽ trả lời sao đây?

Lắm lúc đang sửa ống nước, gắn lại cái bóng đèn, đóng cái đinh lên tường…, anh hay nghĩ đến em. Em sẽ phải tự làm những việc tương tự như thế ở nhà, chứ chẳng lẽ lúc nào cũng nhờ hay thuê người giúp? Hay buổi sáng dắt xe đi làm mà bị bể bánh, lẽ ra người vợ chỉ việc bồng con đi sau chồng ra đến chỗ sửa xe, thì em phải vừa đẩy xe vừa dắt con. Nỗi nhọc nhằn tăng lên gấp bội, không chỉ thể chất mà cả tinh thần. Còn mỗi khi đi chơi, vợ chồng anh thay phiên nhau chụp ảnh với con, còn em, chắc sẽ chẳng mấy khi có được một tấm ảnh, càng khó có ảnh chụp chung với con. Điều đó, với em có phải là một thiệt thòi nữa không?

Chưa kể trong việc dạy con, đôi khi cha mẹ phải chia nhau đóng vai “thiện”, “ác” để dỗ dành hay rầy dạy con. Chẳng hạn khi cha phạt con để giữ nghiêm kỷ luật, thì người mẹ lại dịu dàng, nhỏ nhẹ, kiểu như “con của mẹ ngoan lắm, nhưng mai mốt phải nghe lời ba nhé!”… Anh lại hình dung lúc nóng giận vì con hư, em phải lớn tiếng, rồi phút chốc lại ôm lấy con mà đấu dịu. Vừa phải làm mẹ vừa làm cha, mà cha và mẹ khác nhau nhiều lắm, làm sao em đóng vai cho trọn?

Vậy đó, những khó khăn, vui buồn của một người mẹ đơn thân nhiều vô kể. Anh tin rằng, một người mẹ nuôi con cùng chồng vất vả một, thì với người mẹ đơn thân phải gấp chục lần. Bởi vậy, anh càng trân trọng sự cố gắng tuyệt vời của em. Bất kể, đứa trẻ ra đời không có cha bên cạnh ấy của em là kết quả một cuộc tình dở dang hay của một cuộc tìm kiếm hạnh phúc không giống với nhiều người, thì sự hy sinh đó cũng không gì đong đếm được. Nhưng anh cũng thấy cả sự thiệt thòi của đứa trẻ, mà có thể dẫn đến những khiếm khuyết trong tình cảm, nhận thức, tâm lý, nhân cách… về sau. Nên anh mong sao em sẽ tìm được một người bạn đời hợp ý, yêu thương em và cả con em thật lòng. Để con em có một người cha đúng nghĩa. Để em không còn phải cáng đáng những việc lẽ ra của người chồng, người cha. Đó là mong ước và cũng là lời chúc chân thành của anh…

Nguồn: thanhnien.com.vn