Dạy bé sơ sinh tập đi

Dạy bé sơ sinh tập đi
Sự phát triển cơ giúp bé tự điều khiển cơ thể mình và tạo ra những hành động tự nguyện lẫn ép buộc. Sự phát triển cơ cũng tạo cho bé khả năng đứng, đi và di chuyển xung quanh. Tuy nhiên, nên hiểu rằng mỗi trẻ khác nhau là khác nhau và đạt được mức độ trưởng thành về tâm và sinh lý ở giai đoạn khác nhau. Theo trình tự thời gian, bé tập bò, tập chững. Khi đã đứng vững rồi mới đến lò dò từng bước men theo những đồ vật có tay cầm ngay tầm của bé như thành giường, thành ghế, thành cửa sổ… Cũng có một số bé thì trình tự thời gian này có vẻ như khác nhau. Có bé bỏ qua giai đoạn tập đứng và tập đi mà tiến thẳng tới đi luôn khi cảm thấy cứng cáp, mặc dù trước đó nhiều bà mẹ lo lắng sao con mình không tập chững, tập đi như những đứa trẻ khác. Điều đó được gọi là quá trình bỏ qua giai đoạn. Nếu bạn quan tâm đến cách dạy con tập đi, đừng hoang mang lo lắng nếu bé chưa biết đi khi so sánh với những bé khác cùng trang lứa. Đừng ép buộc, thay vào đó hãy khuyến khích động viên bé. 1. Đừng để bé cả ngày ở trong khung tập đi bởi vì khung tập đi có thể làm cho cơ chân của bé không phát triển hoàn toàn. Hơn nữa, nó có khả năng làm cho bé phải chịu một số tổn thương.Có thể sự dụng  xe tập đi bằng gỗ để hỗ trợ, giúp bé thích thú khi tập đi.Những lời khuyên cho bạn dạy bé tập đi đúng cách :1.     Hãy để bé đi chân không khi bé ở trong nhà, bởi vì việc tập đi sẽ dễ dàng hơn khi không mang giầy
2.    Khi dạy bé tập đi, hãy đảm bảo rằng bạn giữ phần thân của bé chứ không phải chân hoặc tay của bé.
3.    Khuyến khích bé tập đi bằng cách gọi to tên của bé hoặc đặt một thanh sô cô la ngoài tầm với của bé và buộc bé phải trườn đến để lấy.
4.    Không cho bé tập đi trên sàn nhà quá trơn trượt bởi vì bé sẽ khó có thể giữ thăng bằng và dễ ngã, làm cho bé bị đau.
5.    Phối hợp với bé và giúp cho các phản xạ của bé linh hoạt hơn. Đây là cách tốt nhất nhằm kích thích sự phát triển của bé.
Nguồn: diendantretho.com

Dinh dưỡng cho tuổi tập đi

Chế độ ăn uống của trẻ tuổi tập đi vô cùng quan trọng, cả về dinh dưỡng cũng như thói quen ăn uống sau này. Chính vì thế mà hầu hết các bà mẹ không tiếc công, tiếc sức và không tiếc cả thời gian để chăm lo chế độ dinh dưỡng của bé.

Thực tế, dinh dưỡng cho tuổi tập đi chỉ cần đảm bảo:

Protein: Trẻ trong độ tuổi tập đi cần 16gr protein/ngày và các thực phẩm giàu protein là trứng, đậu phụ, lườn gà, đỗ.

Canxi: Đây là giai đoạn hệ xương của bé phát triển rất mạnh vì thế bé cần 500mg can xi/ngày. Tức là bé cần uống từ 2 cốc sữa (tương đương với 8 thìa sữa bột) trở lên.

Vitamin D: Trẻ cần được bổ sung đầy đủ lượng vitamin D (400 IU/ngày) để số “vật liệu” can xi nạp vào.

Sắt: Trẻ tuổi này cần ít nhất 10mg sắt/ngày và thực phẩm giàu sắt gồm thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu khô và ngũ cốc.

Kẽm: Các thực phẩm giàu kẽm gồm thịt bọ, thịt gia cầm, cá, trứng, đậu đỗ, bánh mỳ, bánh quy. Trẻ tuổi này cần 10mg kẽm/ngày.

Bữa ăn phụ: Bữa ăn phụ lý tưởng của trẻ là cam, kiwi, dưa hấu và dâu tây. Những loại quả ngon tuyệt này rất giàu vitamin C và trẻ tuổi tập đi cần 40mg/ngày.

Vitamin A: Hãy cho trẻ thỉnh thoảng được gặm những miếng cà rốt cứng, vừa giúp bé tập nhai lại bổ sung thêm vitamin A. Ở tuổi này, trẻ cần 400mcg/ngày từ cà rốt, các loại quả màu đỏ và rau.

 

 Lưu ý:– Thịt thái miếng thường khô, dai khiến trẻ rất khó nhai nên cách tốt nhất là hầm, nấu súp hoặc xay nhuyễn.- Cho bé uống sữa nguyên kem đến khi bé được 2 tuổi rồi mới uống sữa hớt váng.- Nếu trẻ không thích uống sữa thì có thể thay thế bằng sữa chua, kefir, phô mai hay sữa đậu nành.- Cho trẻ ăn ít nhất 5 loại rau và quả/ngày.

– Trẻ tuổi tập đi cũng nổi tiếng là “kén cá chọn canh” vì thế việc của mẹ là chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe của bé và việc của bé là có thể ăn hoặc không ăn. Hãy ghi chép đầy đủ các thực phẩm bé ăn trong 1 tuần để xem liệu bé đã ăn đủ và đúng hay chưa.

(Nguồn: Dân Trí)