Vì sao trẻ dưới 3 tuổi không nên xem ti vi?

Tại Pháp, việc cho trẻ em chưa đến 3 tuổi xem ti vi là hành vi phạm pháp. Bởi cho trẻ xem ti vi quá sớm sẽ gây ra một loại các tác hại xấu cho sức khoẻ của bé, đặc biệt là gây tổn thương cho não.

Các nhà tâm lý học của Anh cũng đã đưa ra lời kêu gọi nên khống chế thời gian xem ti vi mỗi ngày của thiếu niên nhi đồng.

1.Sự phát triển của đại não và hệ thần kinh bị tổn thương

Xem ti vi là một hành vi tiếp thu thụ động, sẽ gây cản trở cho việc tiếp xúc với thế giới thật của trẻ, làm hạn chế khả năng tưởng tượng của bé.

Trước 3 tuổi, sự phát triển của đại não cần đạt được 80%, nhưng việc xem ti vi thường xuyên sẽ làm chậm quá trình phát triển của đại não, gây ảnh hưởng xấu cho trẻ.

2. Ngủ không ngon giấc, cơ thể không phát triển

Chất melatonin có liên hệ mật thiết với chất lượng giấc ngủ, và cũng có tác dụng không thể xem thường trong việc điều tiết sự phát triển của thời kỳ thiếu niên. Chúng ta đều biết trẻ em dưới 3 tuổi phát triển chiều cao trong khi ngủ. Nghiên cứu đã chứng minh, xem ti vi trong thời gian dài sẽ gây ức chế quá trình bài tiết melatonin. Nếu liên tục dừng xem tivi trong 1 tuần, nồng độ melatonin trong cơ thể bé có thể tăng lên 30%.

3. Dễ mắc các bệnh tim mạch

Theo 1 nghiên cứu của Úc với 290 trẻ ở độ tuổi 15, những trẻ mỗi ngày xem ti vi hoặc chơi điện tử quá 2 tiếng có nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch rất cao.

4.Tính cách nóng nảy, khó kết bạn

Theo các nhà nghiên cứu, tính cách của những trẻ thường xuyên xem ti vi thường nóng nảy, thần kinh không vững. Việc xem ti vi nhiều cũng không có lợi cho việc giao tiếp xã hội và ứng xử hàng ngày của trẻ.

Các chuyên gia cũng nhắc nhở không nên đặt ti vi trong phòng ngủ, để tránh tạo thói quen xấu nằm xem ti vi cho trẻ. Bữa ăn cũng không nên xem ti vi, để trẻ có thể tập trung ăn cơm. Các bậc phụ huynh tốt nhất nên xem tivi cùng bé, nhắc lại cho trẻ những đặc tính hay đặc điểm tốt được nói đến trong chương trình. Ngoài ra còn có thể khuyến khích trẻ kể lại nội dung câu chuyện đã xem, cùng trẻ phân tích để từ đó bồi dưỡng và phát triển kĩ năng biểu đạt ngôn ngữ, khả năng phán đoán và rèn luyện trí nhớ cho bé.

(Nguồn: Dân trí)

“Kế sách” tách Bé khỏi TV

Để bé thoát khỏi tình trạng ‘nghiện’ xem ti-vi, bố mẹ cần kiên quyết và có biện pháp hợp lý để giúp bé.

Ảnh minh họa

Viện nghiên cứu Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo rằng trẻ em dưới hai tuổi không nên xem truyền hình

Các nhà khoa học giải thích, hai năm đầu tiên của cuộc đời là khoảng thời gian quan trọng để bé phát triển trí não. Việc xem ti-vi quá sớm có thể ngăn cản bé khám phá, vui chơi và tương tác với những người xung quanh. Đồng thời, khả năng học tập, phát triển thể chất của bé cũng sẽ hạn chế.

Trẻ em trên hai tuổi xem ti-vi hơn bốn giờ mỗi ngày có nhiều khả năng thừa cân. Bên cạnh đó, nhiều chương trình truyền hình không phù hợp với trẻ như phim bạo lực, phim về các anh hùng giả tưởng, những nhân vật có thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và tâm lý trẻ.

Xem ti-vi nhiều có hại cho trẻ, nhưng “nghiện” ti-vi hình như đã trở nên phổ biến ở hầu hết trẻ em. Chị Hồng Hà, mẹ bé Su Đa và Su Điêng kể: “Chỉ cần nghe thấy chương trình quảng cáo, bé liền dán mắt vào ti-vi và chịu há miệng cho mẹ đút cơm. Tôi đã dùng ti-vi để dụ bé từ lúc ăn giặm. Bây giờ, dù vào lớp một, hai nhóc cũng không bỏ được thói quen này”.

Để bé thoát khỏi tình trạng nghiện xem ti-vi, bố mẹ cần kiên quyết và có biện pháp hợp lý để giúp bé. Mời bạn cùng tham khảo bí quyết sau.

Biến giờ xem ti-vi thành giờ học: Bạn nên xem ti-vi cùng con để chọn chương trình phù hợp vớ bé. Trong lúc đó, bạn nên hỏi con vè những hình ảnh đang xuất hiện trên màn hình như chú hươu cao cổ có đặc điểm gì, cậu bé trong phim chưa ngoan ở điểm nào, trong cảnh con vừa xem Tom và Jerry ai có lỗi trước. Những câu hỏi này có tác dụng kích thích tư duy, giúp bé phân biệt đúng, sai và thu nhận những gì lợi ích mà ti-vi mang lại, đồng thời biết cách kiểm soát sự tập trung của mình.

Bạn có thể cho bé xem các chương trình như dạy tiếng Anh, tìm hiểu về động vật hoang dã và một số chương trình ca nhạc, phim truyện, phim hoạt hình dành cho trẻ em. (Ảnh minh họa).

Quy định về giờ xem: Bạn thỏa thuận rõ ràng với con về giờ giấc và chương trình được phép xem vào mỗi buổi tối, khi có mặt bố mẹ ở nhà. Thời gian xem ti-vi không nên kéo dài hơn một tiếng vào các ngày trong tuần. Những ngày nghỉ, bé có thể xem nhiều hơn nhưng không quá hai tiếng trong một ngày.

Bạn có thể cho bé xem các chương trình như dạy tiếng Anh, tìm hiểu về động vật hoang dã và một số chương trình ca nhạc, phim truyện, phim hoạt hình dành cho trẻ em.

Đặt ra luật lệ: Bạn hoàn toàn có thể đề ra các quy định như tất cả bài tập về nhà phải được hoàn thành trước khi bé xem truyền hình, không được mở ti-vi khi đang làm bài tập hoặc khi bố, mẹ, người thân không khỏe, đang làm việc hay nói chuyện với khách.

Những điều này giúp trẻ có động lực hoàn thành bài tập về nhà và biết cách chia sẻ với các thành viên khác trong gia đình.

Tham gia các hoạt động: Thay vì ngồi xem ti-vi bạn nên tham gia vui chơi cùng bé, đọc sách cho bé nghe. Đặc biệt, trẻ em nào cũng thích đến nhà bạn bè, đi công viên, vườn thú. Đây là cơ hội để bạn hướng sự chú ý xem ti-vi của bé sang các hoạt động khác. Quá trình này còn bổ ích trong việc rèn ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, học tập và nhận thức của bé trước những môi trường mới

Không đặt ti-vi trong phòng riêng của bé: Thay vào đó, bạn nên đặt ti-vi ở ngoài phòng khách. Cả nhà trò chuyện vui vẻ sẽ lôi cuốn bé tham gia và quên đi xem ti-vi.

(Nguồn: Eva)

DHA – RAA và sự phát triển trí tuệ trẻ em

Người mẹ nào cũng luôn có mong muốn ăn uống tốt để cho con khỏe mạnh, nhưng ăn gì và như thế nào để cho trẻ có một sự phát triển tốt về trí tuệ thì không phải người phụ nữ nào và ngay cả các thầy thuốc không phải ai cũng hiểu biết một cách thấu đáo.

Một chất quan trọng đóng góp cho sự phát triển trí tuệ của trẻ đó là acid docosahexaenoic và chất aicd arachidonic (viết tắt là DHA và RAA).

Vậy DHA và RAA là gì?

Não của trẻ trải qua thời kỳ tăng trưởng và phát triển nhanh trong giai đoạn nhũ nhi và đặt nền tảng cho tiềm năng nhận thức sau này. Dinh dưỡng và cung cấp các yếu tố tăng trưởng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của não. Một số chất dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của não, đó là những acid béo không no, có chuỗi nối đôi dài.

Dầu cá
Dầu cá

DHA và RAA là một thành phần trong những acid béo không no rất cần thiết cho sự phát triển về não và thị giác cho trẻ. DHA và RAA là những thành phần quan trọng ở màng tế bào làm tăng tính thấm và làm cho màng tế bào “mềm mại” hơn, trên cơ sở đó giúp cho sự trao đổi các chất qua màng tế bào được dễ dàng hơn đồng thời giúp cho sự phát triển và hình thành tế bào thần kinh của hệ thần kinh trung ương và võng mạc tốt hơn, cũng như dẫn truyền xung động qua thụ thể thần kinh. Những quá trình này hết sức quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và thị lực của trẻ ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ và đặc biệt trong những giai đoạn phát triển đầu đời.

DHA và RAA được cung cấp cho trẻ qua bánh rau khi còn là thai nhi và sữa mẹ khi trẻ ra đời. Tuy nhiên sau 4 đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ ít đi sẽ dẫn đến giảm số lượng cung cấp cho trẻ cho nên cần phải cho trẻ ăn,uống thêm các thức ăn giàu DHA và RAA.

Khi nào cần phải cung cấp DHA và RAA?

Chế độ ăn trước và trong khi có thai rất quan trọng đối với tình trạng dự trữ các acid béo không no cần thiết (EFAs) cho thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng cuối, trung bình một ngày thai nhi cần 2,2 g EFAs cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu.

Khi trẻ ra đời, yêu cầu về DHA và RAA tăng rất cao, đặc biệt là ở lúc 2-3 tuổi, đó là thời kỳ hệ thần kinh trung ương phát triển nhất thì nhu cầu cung cấp DHA và RAA lại càng quan trọng. Đối với trẻ sinh non, nhu cầu về 2 chất này càng cao để giúp cho não và thị giác phát triển tốt. Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến nghị phải cung cấp DHA và RAA cho trẻ đủ tháng là 0,35-0,7%; nhưng cho trẻ đẻ thiếu tháng tăng lên 0,6-0,9% trong khẩu phần về các acid béo không no.

Cá là nguồn DHA lớn và rẻ tiền

 

Với trẻ sơ sinh đủ tháng, nhu cầu về DHA là 20mg/kg/ngày và RAA là 40mg/kg/ngày. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhu cầu về DHA tối thiểu là 17mg/Kcal/ngày và RAA là 34mg/Kcal/ngày.
Các trẻ đẻ non và sơ sinh bình thường cũng cần được cung cấp đủ DHA bởi chúng không có khả năng chuyển tiền tố DHA (từ dầu thực vật hay các thức ăn thay thế sữa mẹ khác) sang DHA. Sữa mẹ cung cấp đủ EFAs cho trẻ. Vì vậy, việc cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bú tới 24 tháng là rất quan trọng. Trong những trường hợp đặc biệt trẻ không được bú mẹ, phải lựa chọn các thức ăn thay thế có bổ sung các acid béo nói trên.
DHA có nhiều trong dầu cá, cá và thủy sản. Nhóm acid béo omega-3 trong những thực phẩm này còn bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch, đột quỵ và giảm viêm khớp.

Ngoài ra, một số sữa bột công thức cũng bổ sung DHA tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.

(Nguồn: sức khỏe và đời sống)

Cai sữa: cai cả mẹ lẫn con

Hai bố mẹ Zim ngày nào cũng cãi nhau chỉ vì chuyện cai sữa. Mẹ muốn con bú đến khi nào cu cậu chán thì thôi. Bố thì giằng con, đưa cho bác ôsin mỗi tối.
 Bố Zim giải thích với mẹ: “Zim đã 18 tháng, sữa mẹ không tốt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé”. Tối nào cũng thế, bố giằng con đưa cho bác ôsin. Con khóc lóc thảm thiết, mẹ thì giằng con lại, chỉ muốn ôm con để con ngủ được ngon giấc.

Cách nào cai sữa hiệu quả

Tùy theo sự phát triển của từng bé để mẹ quyết định thời điểm cai sữa cho bé. Tốt nhất, mẹ không nên cai sữa cho bé trước khi bé tròn 1 tuổi và sau khi bé được 2,5 tuổi. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng trẻ bú sữa mẹ thường ít khi bị đau ốm vì trong sữa mẹ có chất đề kháng tốt. Có nhiều phương pháp mẹ áp dụng để cai sữa cho bé. Tùy vào tính cách từng bé để mẹ “điều trị”. Nhiều mẹ đã áp dụng các mẹo sau cai sữa cho con rất hiệu quả:
Cách cai sữa tốt nhất là mẹ gửi bé sang nhà bà nội, bà ngoại, người thân khoảng một tuần để bé không thấy mẹ và đòi ti.

Dùng son bôi lên ti. Nếu bé đòi ti, mẹ sẽ nói: “Ôi, ti mẹ đau quá, chảy máu rồi”. Bé sẽ thương mẹ mà không đòi bú nữa. Cứ như thế khoảng vài hôm, mẹ cương quyết không cho bé bú là sẽ cai được ngay.

Mẹ có thể buộc nắm tóc rồi vào đầu ti, làm cho bé sợ mà không đòi ti

Cắt băng dính đen, dán vào đầu ti thành hình chữ thập. Mỗi lần bé muốn ti, mẹ hãy nói với bé: “Ti mẹ bị đau, nên mẹ phải băng vào. Con có thương mẹ không?” Thế nào mẹ cũng gật đầu và quay đi. Hai mẹ con vẫn ngủ với nhau. Khoảng 1 tuần sau bé quên liền.

Bôi quả mướp đắng/dầu gió/thuốc cloxit lên đầu ti. Bé bú thấy đắng/cay, sẽ không đòi ti nữa. Theo bác sĩ Nguyễn Phạm Ý Nhi, Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, việc bôi một chút thuốc kháng sinh thông thường không ảnh hưởng xấu đến trẻ bởi liều rất thấp. Tuy nhiên, cần chú ý tránh các thuốc không dùng cho trẻ em. Không nên dùng ớt bôi lên đầu ti. Vì chất cay này có thể gây bỏng miệng bé.

Mẹ có thể ra hiệu thuốc bắc, mua bột cai sữa. Lúc nào con đòi bú, mẹ bảo: “Con đừng bú, đắng lắm”, đồng thời lấy khăn ướt lau vú và rắc bột xung quanh ti. Con bú thử sẽ thấy đắng quá và lần sau không đòi nữa.

Vì bé quen ti khi đi ngủ, mẹ có thể “lừa con”: “Hôm nay hai mẹ con không ngủ ti nữa, ngủ hát nhé”. Nói rồi, hai mẹ con cùng hát cho đến khi bé buồn ngủ ríu mắt. Mẹ có thể bật nhạc để phụ trợ. Nếu nửa đêm con có dậy, đòi ti, mẹ cương quyết: “Hôm nay ngủ hát cơ mà, con quên rồi à?”. Nhiều mẹ đã áp dụng thành công cách này và sau một tuần là bé quên ti ngay.
"Cai sữa nhé ..."
"Cai sữa nhé ..."

Con đã cai sữa rồi, mẹ nhất quyết không cho bé sờ ti nữa nhé. Vì cai sờ ti còn khó gấp nhiều lần so với cai sữa. Dù mẹ có cai sữa cho bé cách nào, nhưng đến giờ bé ti, mẹ phải lánh mặt. Vì con thấy  mẹ mà không được ti, sẽ gào khóc thảm thiết. Mẹ thương con và không cầm lòng nổi, sẽ rất khó cai.

Giúp sữa tiết ra ngoài không cần con bú

Lúc con không bú nữa, sữa vẫn cương lên, mẹ sẽ đau lắm, nhiều khi phát sốt. Mẹ có thể dùng khăn nhúng nước nóng, chườm và mát-xa xung quanh ngực cho đỡ đau, để sữa thoát bớt ra ngoài. Dần dần, bé không bú nữa, sữa sẽ tự tiêu đi.

Mẹ không nên vắt cho sữa chảy ra. Vì làm như thế, sữa sẽ về nhiều. Cũng không nên uống thuốc tiêu sữa sữa vì sẽ có những tác dụng phụ (tắc tia sữa, ảnh hưởng đến việc nuôi con lần sau).

Để sữa thoát bớt ra ngoài, mẹ lấy một chiếc cốc hoặc lọ, miệng rộng hơn bình ti của bé một chút, cao khoảng 15 cm. Mẹ làm thế nào cho cốc thật nóng, nhiều hơi, úp vào ngực. Ti của mẹ sẽ bị hút 1/3 vào trong cốc, sữa sẽ chảy ra và mẹ nhạ  người. Làm thế khoảng 2 lần sữa sẽ hết. Cốc thật nóng và nhiều hơi mới có tác dụng.

Ban đêm, khi bé đã ngủ say, mẹ có thể cho bé bú lén. Như thế, mẹ đỡ bị cương sữa và sữa cũng ra ít dần.
Mẹ cùng cai sữa với bé
Mẹ cùng cai sữa với bé
Sau khi cai sữa, mẹ nên cho con uống nhiều sữa công thức/sữa tươi để bổ sung dưỡng chất

Hai mẹ con mình cùng cai sữa

Khi bé đã quen không ti nữa, nhiều mẹ lại nhớ và cảm thấy buồn, hụt hẫng chỉ vì “ti mẹ mà bé chê”. Lúc này mẹ cần “vượt qua chính mình”. Cai sữa phải cai cả mẹ lẫn con.

Để ngực không bị chảy xệ sau khi cai sữa, mẹ nên lưu ý:

Luôn mặc áo ngực vải mềm thoáng, nút mở phía trước. Khi còn cho bé bú, dùng tay nâng ngực cao, không để bé ngậm kéo đầu ti nhiều quá, massage ngực bằng vòi sen….Tuy nhiên cũng tùy thể trạng từng mẹ mà cai sữa xong ngực còn đẹp hay không.

Mẹ không nên đột ngột ngừng hẳn việc cho con bú vì điều đó có thể khiến con bị sốc và sinh biếng ăn. Tốt nhất là nên giảm từ từ, nếu vẫn cho bú 4-5 lần một ngày thì giảm thành 3, sau đó thành 2, rồi 1. Thay các bữa bú bằng những thức ăn khoái khẩu của bé. Và khi bé chịu ăn những món này, không nên tiếc lời khen để khuyến khích. Để bé nhận được đủ dinh dưỡng sau khi cai sữa, mẹ nên tập cho con ăn thêm cháo lợn cợn, nhiều loại thức ăn, uống sữa công thức nhiều hơn.

Không nên cai sữa cho bé vào những ngày thời tiết xấu như trời quá nóng, quá ẩm hay quá rét, dễ làm con bị ốm. Cũng nên tránh cai sữa khi bé bị ốm, mệt mỏi, sốt và đặc biệt là khi bị tiêu chảy (lúc này, hệ tiêu hoá còn yếu nên sữa mẹ là thức ăn an toàn nhất).

Nên cắt móng tay cho bé yêu như thế nào?

Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo của các mẹ. Thực tế cho thấy, không phải mẹ nào cũng làm được điều này.

Có nên cắt móng tay, móng chân cho bé yêu?

Lẽ tất nhiên, bạn cần làm điều này để đảm bảo an toàn và vệ sinh cho bé sơ sinh. Móng tay, móng chân của bé mỏng, mềm hơn bạn rất nhiều nhưng đừng nghĩ rằng chúng không sắc nhọn. Bé yêu chưa có nhiều khả năng điều khiển bàn tay và có thể khua khoắng mọi lúc nên rất dễ cào xước mặt bé hoặc mặt bạn.

Móng tay của bé lớn rất nhanh và bạn có thể cắt vài lần trong tuần còn móng chân thì đòi hỏi cắt ít hơn.

Làm thế nào cắt móng tay cho bé mà bé không bị đau?

Thời gian tốt nhất để cắt móng cho bé là khi bé ngủ hoặc cũng có thể là sau khi bé tắm xong. Đây là lúc mà móng của bé mềm nhất.

Khi bạn cắt, phải chắc chắn có đủ ánh sáng để nhìn thấy bạn đang làm gì. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại kéo cắt móng tay chuyên dụng dành cho bé sơ sinh. Bạn cũng nên nhớ, không nên cầm tay bé quá mạnh, có thể làm trầy xước và tím da. Không cắt quá sát vào đầu ngón tay, vì như vậy bé có thể bị đau. Nên cố định tay bé vào một cái nẹp, bạn sẽ dễ dàng cắt hơn.

Cắt móng tay xung quanh đường viền giữa móng và đầu ngón tay. Cắt móng chân bằng một đường thẳng. Sau đó dùng một tấm bìa cứng (chuyên dụng để giũa móng tay) cọ đầu móng để móng bớt sắc.

Thực tế, nếu bạn kiên nhẫn và móng tay bé không quá dài, nhằm tránh làm bị đau bé, bạn có thể dùng tấm bìa chuyên dụng giũa móng cho bé.

Nếu bạn quyết định sửa móng cho bé trong khi bé đang chơi hoặc vừa thức giấc thì bạn nên nhờ ai đó giữ bé giúp bạn trong khi bạn làm.

Một vài bậc cha mẹ thường cắn móng tay cho bé nhưng sự thực thì nó có thể khiến vi khuẩn từ miệng bạn có thể truyền vào ngón tay bé, gặp vết xước sẽ nhiễm trùng. Bạn cũng không nhìn thấy những gì bạn đang làm khi bạn cúi đầu cắn móng tay, móng chân, vì thế có thể gây nguy hiểm.

Trường hợp cắt vào tay bé, làm gì để máu ngừng chảy?

Hiện tượng này xảy ra với khá nhiều các bậc cha mẹ, nên bạn cũng đừng có hốt hoảng, lo lắng quá mức. Bạn nên giữ chặt lấy đầu ngón tay bị chảy máu để cầm máu, sau đó lấy miếng gạc sạch quấn quanh đó. Máu sẽ ngừng chảy trong một hai phút sau.

Không nên để miếng gạc đó quá lâu trên tay bé vì bé có thể đút vào miệng và nuốt, rồi bị ngạt.

Nếu có thể, bạn nên dùng miếng gạc lỏng, sản phẩm dành riêng cho trẻ em. Nó không độc và khô nhanh chóng khi bạn bôi nó đồng thời có thể biến mất cùng với vùng da chết sau khi vết thương đã lành.

(Nguồn: Eva)

Dạy bé sơ sinh tập đi

Dạy bé sơ sinh tập đi
Sự phát triển cơ giúp bé tự điều khiển cơ thể mình và tạo ra những hành động tự nguyện lẫn ép buộc. Sự phát triển cơ cũng tạo cho bé khả năng đứng, đi và di chuyển xung quanh. Tuy nhiên, nên hiểu rằng mỗi trẻ khác nhau là khác nhau và đạt được mức độ trưởng thành về tâm và sinh lý ở giai đoạn khác nhau. Theo trình tự thời gian, bé tập bò, tập chững. Khi đã đứng vững rồi mới đến lò dò từng bước men theo những đồ vật có tay cầm ngay tầm của bé như thành giường, thành ghế, thành cửa sổ… Cũng có một số bé thì trình tự thời gian này có vẻ như khác nhau. Có bé bỏ qua giai đoạn tập đứng và tập đi mà tiến thẳng tới đi luôn khi cảm thấy cứng cáp, mặc dù trước đó nhiều bà mẹ lo lắng sao con mình không tập chững, tập đi như những đứa trẻ khác. Điều đó được gọi là quá trình bỏ qua giai đoạn. Nếu bạn quan tâm đến cách dạy con tập đi, đừng hoang mang lo lắng nếu bé chưa biết đi khi so sánh với những bé khác cùng trang lứa. Đừng ép buộc, thay vào đó hãy khuyến khích động viên bé. 1. Đừng để bé cả ngày ở trong khung tập đi bởi vì khung tập đi có thể làm cho cơ chân của bé không phát triển hoàn toàn. Hơn nữa, nó có khả năng làm cho bé phải chịu một số tổn thương.Có thể sự dụng  xe tập đi bằng gỗ để hỗ trợ, giúp bé thích thú khi tập đi.Những lời khuyên cho bạn dạy bé tập đi đúng cách :1.     Hãy để bé đi chân không khi bé ở trong nhà, bởi vì việc tập đi sẽ dễ dàng hơn khi không mang giầy
2.    Khi dạy bé tập đi, hãy đảm bảo rằng bạn giữ phần thân của bé chứ không phải chân hoặc tay của bé.
3.    Khuyến khích bé tập đi bằng cách gọi to tên của bé hoặc đặt một thanh sô cô la ngoài tầm với của bé và buộc bé phải trườn đến để lấy.
4.    Không cho bé tập đi trên sàn nhà quá trơn trượt bởi vì bé sẽ khó có thể giữ thăng bằng và dễ ngã, làm cho bé bị đau.
5.    Phối hợp với bé và giúp cho các phản xạ của bé linh hoạt hơn. Đây là cách tốt nhất nhằm kích thích sự phát triển của bé.
Nguồn: diendantretho.com

Dinh dưỡng cho tuổi tập đi

Chế độ ăn uống của trẻ tuổi tập đi vô cùng quan trọng, cả về dinh dưỡng cũng như thói quen ăn uống sau này. Chính vì thế mà hầu hết các bà mẹ không tiếc công, tiếc sức và không tiếc cả thời gian để chăm lo chế độ dinh dưỡng của bé.

Thực tế, dinh dưỡng cho tuổi tập đi chỉ cần đảm bảo:

Protein: Trẻ trong độ tuổi tập đi cần 16gr protein/ngày và các thực phẩm giàu protein là trứng, đậu phụ, lườn gà, đỗ.

Canxi: Đây là giai đoạn hệ xương của bé phát triển rất mạnh vì thế bé cần 500mg can xi/ngày. Tức là bé cần uống từ 2 cốc sữa (tương đương với 8 thìa sữa bột) trở lên.

Vitamin D: Trẻ cần được bổ sung đầy đủ lượng vitamin D (400 IU/ngày) để số “vật liệu” can xi nạp vào.

Sắt: Trẻ tuổi này cần ít nhất 10mg sắt/ngày và thực phẩm giàu sắt gồm thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu khô và ngũ cốc.

Kẽm: Các thực phẩm giàu kẽm gồm thịt bọ, thịt gia cầm, cá, trứng, đậu đỗ, bánh mỳ, bánh quy. Trẻ tuổi này cần 10mg kẽm/ngày.

Bữa ăn phụ: Bữa ăn phụ lý tưởng của trẻ là cam, kiwi, dưa hấu và dâu tây. Những loại quả ngon tuyệt này rất giàu vitamin C và trẻ tuổi tập đi cần 40mg/ngày.

Vitamin A: Hãy cho trẻ thỉnh thoảng được gặm những miếng cà rốt cứng, vừa giúp bé tập nhai lại bổ sung thêm vitamin A. Ở tuổi này, trẻ cần 400mcg/ngày từ cà rốt, các loại quả màu đỏ và rau.

 

 Lưu ý:– Thịt thái miếng thường khô, dai khiến trẻ rất khó nhai nên cách tốt nhất là hầm, nấu súp hoặc xay nhuyễn.- Cho bé uống sữa nguyên kem đến khi bé được 2 tuổi rồi mới uống sữa hớt váng.- Nếu trẻ không thích uống sữa thì có thể thay thế bằng sữa chua, kefir, phô mai hay sữa đậu nành.- Cho trẻ ăn ít nhất 5 loại rau và quả/ngày.

– Trẻ tuổi tập đi cũng nổi tiếng là “kén cá chọn canh” vì thế việc của mẹ là chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe của bé và việc của bé là có thể ăn hoặc không ăn. Hãy ghi chép đầy đủ các thực phẩm bé ăn trong 1 tuần để xem liệu bé đã ăn đủ và đúng hay chưa.

(Nguồn: Dân Trí)

Lấy lại sức sống và dáng chuẩn sau sinh

Bước 1: Vận động đi nào các mẹ

Hãy bắt đầu tập thể dục ngay từ bây giờ. Cách đây vài thập kỷ, các bác sĩ khuyên phụ nữ hạn chế vận động thể chất sau khi sinh nở – nhưng giờ đây, lời khuyên đó đã lạc hậu. Những cuộc đi dạo thư giãn từ 10 – 20 phút sau khi từ bệnh viện về nhà rất tốt cho bạn – ngay cả đối với những bà mẹ sinh mổ không phải dùng thuốc giảm đau, bác sĩ Berens nói. Với những bài tập chính quy và phức tạp hơn nên đợi sau 6 tuần vì bạn có thể sẽ không thấy khỏe cho đến tận lúc đó, nhưng sau 6 tuần cơ thể có thể đã có đủ thời gian hồi phục sau khoảng thời gian thai nghén và sinh nở.

Tất cả những màn thay tã và cho bú nửa đêm chắc chắn sẽ khiến bạn bấn loạn, và stress có khả năng cản trở việc giảm cân của bạn. Tập thể dục là một hình thức giải stress hữu hiệu đã được kiểm chứng. Tập thể dục ở dạng nào đó giúp bạn thấy tràn đầy sức sống trở lại, giảm nguy cơ stress sau sinh và béo phì.
Webtretho – Mẹ tập thể dục

Lấy lại sức sống và dáng chuẩn sau sinh (P.1) - 1
Tập thể dục giúp mẹ khỏe mạnh và xinh đẹp trở lại – Ảnh: Gettyimages

Bài tập xe đẩy – Bài tập 26 phút đơn giản (không cần người giữ trẻ)

Đây là bài tập nhanh và đơn giản cho các bà mẹ vừa sinh con với nhiều mức cân nặng khác nhau. Với bài tập này, bạn có thể tập theo cường độ của riêng mình vì khởi đầu ở mức nào không quan trọng, thêm vào đó, bạn không phải áy náy vì bỏ con mình ở nhà. Ban đầu, hãy tập bài tập xe đẩy 26 phút này 3 lần mỗi tuần. Nếu bạn đang cho con bú, hãy cho con bú trước khi tập để không phải nghỉ tập giữa chừng.

Tham khảo cường độ tập luyện để bài tập đạt hiệu quả tốt nhất.   1. Không phải cố gì cả
2. Hơi gắng sức một chút
3. Thực hiện dễ dàng, thoải mái
4. Có gắng sức vừa phải
5. Phải gắng sức kha khá (bạn đã cảm thấy hơi thở của mình)
6. Gắng sức đáng kể (nói chuyện không thoải mái lắm)
7. Rất gắng sức (bạn chỉ có thể nói các câu ngắn)
8. Hổn hển (bạn chỉ có thể thốt lên từng mệnh đề ngắn mỗi lần)
9. Nói không ra hơi (bạn chỉ có thể duy trì sự cố gắng này trong chốc lát nữa thôi)
10. Đuối sức (có thể choáng váng và kiệt sức)

Cấp độ 1 – Dành cho người mới bắt đầu tập

Khởi động: 5 phút

Bước đi với tốc độ trung bình, vai ngả ra sau, lưng thẳng và xe đẩy cách hông từ 15- 25cm.

Đi bộ cách quãng: 18 phút

* Đi bộ với tốc độ cao trong khoảng 30 giây với mức cố gắng từ 5-6.
* Đi bộ khoảng 60 giây với tốc độ chậm hơn với mức cố gắng từ 4-5.
* Thực hiện luân phiên hai mức độ đi 12 lần (khoảng 18 phút).
Thả lỏng: 3 phút

Giảm tốc độ và bước chậm lại ở mức cố gắng 2.

Cấp độ 2 – Dành cho người đã quen với cấp độ 1

Khi bạn cảm thấy nhịp thở của mình không còn nặng nhọc (có thể mất 5 ngày, 5 tuần hay lâu hơn, tuỳ thuộc vào mức độ khoẻ mạnh của bạn), hãy gia tăng thời gian thực hiện hai mức đi bộ trên theo thứ tự lên mỗi thứ 45 và 90 giây. Việc này sẽ khiến thời gian tập của bạn tăng thêm 9 phút. Đừng quên giai đoạn thả lỏng người.
Webtretho – Bài tập với xe nôi

Lấy lại sức sống và dáng chuẩn sau sinh (P.1) - 2
Bài tập với xe nôi giúp mẹ lấy lại vóc dáng săn gọn mà vẫn có thể luôn ở bên con yêu – Ảnh: Inmagine

Cấp độ 3 – Dành cho người đã tập lâu

Sau khi đã quen với khoảng thời gian 45 và 90 giây (thường sau khoảng 4 đến 6 tuần đối với phụ nữ có sức khoẻ trung bình), hãy gia tăng cường độ của bài tập lên mức 6 hoặc 7 trên thang độ cố gắng. Khi thấy mình đủ sức chịu đựng, hãy gia tăng thời gian và tần suất các bài tập xe đẩy của bạn – thêm thời gian vào mỗi bài tập hiện thời, sau đó thêm ngày luyện tập nhưng không bao giờ nên tăng thời gian, tần suất và cường độ cùng một lúc, Hãy chọn một, làm quen với mức độ mới, sau đó gia tăng thêm số phút, số ngày hoặc cường độ khi bạn thấy sẵn sàng.

Yêu cầu về xe đẩy: Không phải loại xe kiểu cũ nào cũng phù hợp để tập thể dục. Loại bạn dùng tuỳ thuộc vào độ tuổi và mức độ phát triển thể chất của con. Luôn nhớ kiểm tra xem bé đã được gài dây an toàn chắc chắn chưa trước khi ra đường.

Lưu ý: Hãy uống 240ml nước mỗi 15 phút tập luyện.

Nếu con bạn…

Từ 0 đến 6 tháng tuổi: Trẻ chưa phát triển đủ để kiểm soát tốt đầu cổ trước 6 tháng tuổi, vì vậy hãy dùng loại xe đẩy có thể ngả ra sau hoàn toàn để con bạn có thể nằm thẳng. Bạn có thể dùng xe đẩy loại này để đi bộ tập thể dục hay đi dạo.

Hơn 6 tháng: Các chuyên gia y khoa nói rằng con bạn phải ít nhất 6 tháng tuổi, có khả năng ngồi thẳng và kiểm soát tốt đầu/ cổ mới chịu được chuyến đi dằn xóc trong xe đẩy khi đi bộ. Để chuyến đi được êm hơn, hãy chọn loại xe dùng cho việc đi bộ với bánh xe có lốp đường kính từ 30 đến 40 cm. Hãy nhớ rằng xe đẩy có ba bánh không có nghĩa là chạy sẽ an toàn hơn. Hãy đọc kĩ hước dẫn sử dụng trước khi định làm gì nhiều hơn là đi bộ.

(Nguồn: http://www.eva.vn)

Cẩn thận kẻo ngộ độc Vitamin D

Vitamin D đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, đây có thể được coi là chất chống còi xương. Lý do chính là vitamin D có tác dụng thúc đẩy việc hấp thụ và chuyển hoá canxi và phospho. Thiếu vitamin D gây trở ngại cho việc hình thành xương dẫn đến bệnh còi xương.

Do vậy với các trẻ không có sữa mẹ, nếu sinh ra vào mùa đông ít có cơ hội tắm nắng sẽ dễ dẫn đến thiếu hụt vitamin D, nên cần bổ sung bằng đường uống. Hiện tại có hai loại vitamin D đường uống được dùng bổ sung cho trẻ nhỏ, một loại uống một liều duy nhất cho mỗi 6 tháng và một loại uống duy trì hằng ngày. Tuy nhiên, các bà mẹ cần lưu ý, với các loại sữa công thức hiện nay đã được các nhà sản xuất bổ sung khá nhiều vitamin D, vì vậy các bà mẹ cần tránh tùy tiện cho uống dài ngày các loại thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng, trong đó có chứa vitamin D liều cao hoặc cho trẻ uống cùng lúc các loại thuốc có chứa vitamin D.

Dùng vitamin D liều cao dài ngày gây tích luỹ thuốc, làm tăng calci trong máu, gây mệt mỏi, chán ăn, nôn, tiêu chảy, đau nhức xương khớp. Ngoài ra còn có thể gây tổn thương thận, tăng huyết áp.

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với sự thừa vitamin D. Trẻ em dưới 1 tuổi được cho ăn các hỗn hợp thay thế sữa mẹ có bổ sung vitamin D ở liều không thích hợp với lứa tuổi có thể bị thừa vitamin này. Việc bổ sung thường xuyên vitamin D với liều > 400IU/ngày cho trẻ dưới 1 tuổi khỏe mạnh làm tăng canxi trong máu, thậm chí còn có thể gây suy thận và tử vong. Trẻ nhỏ bị ngộ độc vitamin D sẽ biếng ăn, buồn nôn và ói mửa. Trẻ luôn luôn khát nước và tiểu nhiều.

Tóm lại, vitamin D là một vitamin có vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể người đặc biệt là với trẻ em. Tuy vậy, uống nhiều vitamin D quá không tốt cho cơ thể, thậm chí là gây nguy hại. Vì vậy, không được lạm dụng nếu không có sự chỉ định của bác sĩ và tốt nhất hãy nhớ cách đơn giản lấy được vitamin D từ tự nhiên như: phơi nắng và dạo chơi ở ngoài trời nhiều hơn.

(Nguồn: http://diembao.vfa.gov.vn/)

Giữ bộ ngực đẹp không bị … sau khi cho con bú

  • Cách chọn mặc áo ngực

Ngực cũng giống như bất kỳ một bộ phận nào khác trong cơ thể, cần ôxy để thở, để trao đổi chất và giúp lưu thông máu. Do đó, các bác sĩ khuyên bạn không nên mặc áo ngực quá chặt, có lớp mút quá dày.

Khi tập thể dục, chạy nhảy bạn nên mặc áo ngực, vì vận động mạnh sẽ làm cơ ngực bị xệ xuống. Đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh.

Các bạn nữ nên mặc áo có gọng để cơ ngực được nâng đỡ. Các loại áo có kích cỡ vừa phải không quá chật, quá rộng và lớp đệm mút vừa phải sẽ tốt hơn cho “đôi gò” của bạn. Khi chơi thể thao, bạn nên mặc những trang phục có chất cotton, dễ thấm mồ hôi, hoặc mặc các loại áo thun co giãn để ngực được “thở” lúc vận động.

Khi đi ngủ, bạn không nên mặc áo ngực vì khoảng thời gian này là thời điểm mà “đôi gò” cần được nghỉ ngơi, thư giãn. Hơn thế nữa việc mặc áo ngực trong khi đi ngủ sẽ gây những tác động không tốt đến ngực.

Cho con bú làm mất dáng ngực?

Rất nhiều phụ nữ đã không dám cho con bú vì sợ làm ngực xấu đi, mất đi vẻ săn chắc trước khi sinh, những suy nghĩ này không hoàn toàn đúng.

– Trong thực tế, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cho trẻ sơ sinh, mà không có loại sữa nào thay thế được.

– Khoa học đã chứng minh việc cho con bú sẽ giúp ngực không bị mắc các hiện tượng: tắc tuyến sữa, căng cứng hay áp xe ngực.

– Bạn nên cho con bú đều 2 bên để sau khi cai sữa kích thước của 2 “gò” không bị lệch nhiều.

Sau đây là một số động tác để có “đôi gò” hoàn mỹ

  • Động tác 1

Chống đẩy: Nằm sấp, 2 chân duỗi thẳng, mũi chân chống trên nền, 2 tay nâng ngực lên vuông góc với mặt đất. Giữ tư thế này trong vài phút, nên tập động tác này 2lần/ngày.

  • Động tác 2

Đẩy tạ: Mỗi tay cầm một chiếc tạ có trọng lượng từ 2,5 – 4kg, nằm ngửa trên băng ghế dài, duỗi 2 tay sang 2 bên, lòng bàn tay ngửa. Sau đó, thu 2 tay ép vào ngực. Lặp lại động tác này ít nhất 12 lần.

  • Động tác 3

Massage ngực: Khi tắm bằng nước ấm, bạn có thể dùng bàn tay massge quanh ngực theo chiều từ dưới lên trên khoảng 5 – 10 phút/lần. Nếu bạn duy trì được cách làm này thường xuyên, chắc chắn bộ ngực của bạn sẽ săn chắc lại hơn được rất nhiều.

Ngoài ra, để cân bằng kích thước 2 bên ngực, bạn có thể cải thiện tình hình trên bằng các cách sau: Tránh nằm nghiêng về bên ngực to hơn, mà nên nằm nghiêng về bên ngực nhỏ trong khoảng thời gian tương đối. Hầu như ai cũng có một tay thuận, do đó bạn nên tăng cường vận động bên tay không thuận, thường xuyên thực hiện điều này sẽ làm cho 2 bên ngực trở nên cân bằng.

(Nguồn: yduocsyhanoi.com)

Quá bận để cho con bú

1. Sợ “hỏng” vóc dáng, con không được bú

Trong xã hội mới, tình yêu là thứ không chắc chắn, ngày càng nhiều cuộc tình ngoài hôn nhân, cho thấy hôn nhân ngày càng trở nên mong manh. Ngoài việc kết hôn, có con cũng là một điều quan trọng nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Như vậy, phụ nữ vừa phải sinh được con, vừa phải giữ được vóc dáng hoàn hảo.

Thực tế chứng minh rằng, sau khi sinh con, vóc dáng cơ thể phụ nữ ít nhiều có sự thay đổi, hiếm có người giữ nguyên được hình dáng ban đầu. Vì vậy, hiện nay có rất nhiều ngôi sao nữ lựa chọn sinh mổ và không cho con bú, lấy con cái và sự gợi cảm của mình để giữ lấy trái tim người đàn ông.

a
Rất nhiều phụ nữ sau khi sinh con đã sớm trở lại với công việc để kiếm tiền, việc cho con bú đúng thời gian đã không thể thực hiện được.

2. Quá bận để cho con bú

Phụ nữ hiện đại đang ngày càng độc lập, họ không chỉ phải làm con, làm vợ và làm mẹ trong gia đình, mà còn có công việc với nhiều cương vị khác nhau ngoài xã hội.

Mặc dù được nhà nước quy định dành thời gian nghỉ đẻ cho các bà mẹ, nhưng phần lớn phụ nữ không muốn vì sinh con mà nghỉ việc kéo dài. Rất nhiều phụ nữ sau khi sinh con đã sớm trở lại với công việc để kiếm tiền, việc cho con bú đúng thời gian đã không thể thực hiện được. Vì vậy, họ dứt khoát từ bỏ cho con bú, gửi con cho bố mẹ già hay thuê người chăm sóc.

3. Sữa bột có thể thay thế sữa mẹ ?

Ở rất nhiều bệnh viện hay có các nhân viên marketing chào hàng sữa bột, các bà mẹ trẻ đã thường xuyên nhận được các chiêu thức quảng cáo ngay từ khi chuẩn bị sinh con. Hơn nữa, một số bệnh viện còn giới thiệu sữa cho các bà mẹ khi em bé chào đời.

Khi mới sinh em bé, “núi đôi” của một số bà mẹ chưa có sữa ngay, họ đã nghe theo lời thầy thuốc dùng sữa bột thay thế. Trong khi đó, vị giác của trẻ vừa mới sinh rất quan trọng, khi chúng đã thích mùi vị của sữa bột thì sẽ từ chối sữa mẹ. Hiện nay, sữa bột được quảng cáo rất mạnh, do đó những bà mẹ trẻ cho rằng, con ăn sữa bột sẽ tốt hơn sữa mẹ, và họ kiên quyết cho bé ăn sữa bột.

Ngoài ba lý do chính nêu trên, còn nhiều lý do cá biệt khác. Nhưng nói chung, chỉ có sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh.

Các chuyên gia cho biết, quan điểm cho con bú ảnh hưởng đến vóc dáng như lo lắng của các bà mẹ trẻ là không khoa học. Rất nhiều phụ nữ, kể cả các ngôi sao lớn đều kiên trì nuôi con bằng sữa mẹ. Họ không những không bị biến dạng về vóc dáng, hơn nữa cho con bú còn giúp họ tăng cường trao đổi chất, hồi phục nhanh hơn vóc dáng quyến rũ của mình.

Còn công việc quá bận là một việc bất đắc dĩ, nhưng nếu ai có điều kiện thì nên cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ. Hiện nay đã có đồ dùng giữ ấm cho sữa mẹ, trước khi đi làm các bà mẹ trẻ có thể vắt sữa ra đó để cho trẻ ăn khi đói, sau đó mới dùng thêm sữa bột cho con ăn.

Mặc dù hiện nay sữa bột đã có rất nhiều chất dinh dưỡng, nhưng không thể nào so sánh được với sữa mẹ. Sữa mẹ không những giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm mắc bệnh, mà còn có thể tăng cường tình mẫu tử, và là một phần không thể thiếu cho sự phát triển đại não và trí lực của trẻ. Cho nên các bà mẹ trẻ nên nhận thức được tầm quan trọng của việc cho con bú, để các bé lớn lên một cách khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.

(Nguồn: báo Hoàn Cầu)