Cách chăm sóc tốt cho trẻ sơ sinh

Dù là người phụ nữ lần đầu hay lần thứ hai làm mẹ cũng đều bỡ ngỡ, hồi hộp khi chăm sóc con vì mỗi trẻ sinh ra có những đặc điểm khác nhau. Bài viết dưới đây của BS. Lê Thu Hương sẽ cung cấp cho các mẹ, các bạn cách chăm sóc, theo dõi trẻ sơ sinh tốt nhất.

Chăm sóc mắt

Sau khi ra đời, do bị ép trong sản đạo, do sự kích thích của nước ối mà mắt bé có thể bị sưng đỏ, do vậy khi mới ra đời, các bác sỹ sẽ dùng thuốc nhỏ mắt để xử lý. Sau khi về nhà, mắt bé phải được giữ sạch sẽ, hàng ngày dùng tăm bông hoặc khăn mềm chấm mắt cho bé. Nếu phát hiện thấy kết mạc mắt của bé bị sung huyết, dử mắt nhiều thì phải nhỏ mắt cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ánh sáng trong phòng bé không nên quá mạnh, nhất là vào ban đêm. Ban ngày, nếu bé ngủ cũng phải kéo rèm cửa để có lợi cho sự nghỉ ngơi của mắt bé.

Ánh sáng ở hai bên đầu giường phải đều nhau, nếu một bên mạnh hơn, mắt bé sẽ có phản ứng tự bảo vệ, bên mắt đó sẽ nhắm lại. Thời gian đồng tử thu nhỏ lâu có thể làm sụp mí mắt, sự điều tiết giữa hai đồng tử không hài hoà, từ đó ảnh hưởng đến thị lực.

Chăm sóc tai

Đường tai của bé thường khô, không có chất bẩn tiết ra, không cần phải chăm sóc đặc biệt, không cần phải dùng tăm bông để ngoáy tai cho bé. Để phòng ngừa nước sữa hay dịch thể khác chui vào tai bé, khi cho bé ăn tốt nhất phải che tai bé lại, nhất là khi cho bé bú bình. Nếu không làm như vậy, sữa từ miệng bé trào ra rất dễ chui vào tai gây viêm tai giữa.

Khi bé bỗng thấy bứt rứt, khó chịu, khóc nhiều, sốt nóng thì nên kiểm tra hai tai xem bé có bị đau không. Sau khi bé đã ngủ, nếu chạm vào tai mà bé giật mình thức dậy, hoặc là khi cho bé bú, một bên tai bị chèn và bé không chịu ăn thì chứng tỏ tai bé đã bị đau, mẹ cần đưa bé đi khám sớm.

 Chăm sóc trẻ sơ sinh.

Chăm sóc mũi

Khoang mũi của bé ngắn và nhỏ, đường mũi hẹp, nhiều mạch máu, khả năng thích ứng kém, chỉ hơi bị lạnh thôi là có thể bị ngạt mũi, bé phải thở bằng mồm nên việc bú sữa rất vất vả. Khi bé bị ngạt mũi, phải kịp thời áp dụng các biện pháp sau: nhỏ một chút nước muối sinh lý vào khoang mũi của bé, chờ sau khi gỉ mũi mềm ra, thì lấy tăm bông kích thích vào mũi để bé hắt xì và làm bắn gỉ mũi ra, hoặc dùng tăm bông nhúng nước sạch lau dần khoang mũi của bé cho đến khi sạch hết gỉ. Chú ý động tác phải nhẹ nhàng, không được mạnh tay làm tổn thương đến niêm mạc mũi, làm mũi bé chảy máu. Các trường hợp nặng phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc miệng

Niêm mạc khoang miệng của trẻ sơ sinh rất nhẵn, bé lại chưa có răng nên thức ăn không có chỗ mắc lại, hơn nữa khoang miệng cũng sản xuất ra một số lượng lớn nước bọt nên tính chuyển động lớn tạo nên tác dụng làm sạch khoang miệng, khiến cho các vi khuẩn gây bệnh không dễ gì dừng lại và sinh sôi nảy nở ở đó. Do vậy thông thường không cần phải lau rửa miệng cho bé. Nhưng với các bé nuôi bộ thì phải chú ý, khi cho ăn nhiệt độ sữa không được quá nóng để tránh làm tổn thương niêm mạc khoang miệng của bé. Có những bé ở trên lợi hay ở hàm trên xuất hiện những hạt nhỏ như hạt vừng màu trắng hoặc hơi vàng, gọi là “nanh sữa”, đây không phải là răng thực sự, cũng không phải là bệnh, mà là do các tế bào thượng bì tích tụ lại trong thời kỳ phôi thai tạo thành, sau một thời gian nó tự rụng và không để lại dấu vết, do vậy không phải xử lý gì cả. Một số nơi, vẫn có người “nhể nanh sữa”, tức là dùng kim để nhể và lấy nanh sữa đó ra, cũng có người quấn khăn vào tay chà xát vào nanh sữa để nó rụng ra, điều này rất nguy hiểm, dễ dẫn đến nhiễm khuẩn.

Tư thế ngủ tốt cho bé

Khi bé nằm trên giường, mẹ phải thỉnh thoảng giúp bé thay đổi tư thế, không nên để bé nằm ngửa hoặc nghiêng quá lâu. Do xương sọ của trẻ chưa khép kín hoàn toàn, nằm mãi một tư thế thì xương sọ sẽ bị biến hình. Dù là cho bé nằm ở tư thế nào thì cũng không được quấn bé quá chặt để tránh làm cản trở đến hoạt động tứ chi và vận động ngực của bé. Thông thường sau khi bé ra đời một ngày, nên để cho bé nằm ngiêng, đầu thấp hơn chân một chút để tiện cho việc bé có thể nôn ra được các chất dịch mà bé đã có thể hít phải trong lúc được sinh ra. Ngày thứ hai, có thể đặt cho thân trên của bé cao hơn một chút so với thân dưới, thường không cần dùng gối, nếu có gối chỉ cần gối mỏng 3-4cm. Sau mỗi lần cho bé ăn sữa nên cho bé nằm nghiêng về bên phải để không bị trớ, đồng thời để khi bị trớ, sữa không tràn vào đường hô hấp gây ngạt thở cho bé.

(Nguồn: suckhoevadoisong.vn)

5 dấu hiệu xấu về sức khỏe bé sơ sinh

Với bé sơ sinh, khi có sự cố sức khỏe, bé không thể nói: “mẹ ơi con bệnh rồi!”.

Vì thế chính bố mẹ phải chuẩn bị những kiến thức cơ bản nhất để ứng phó kịp thời khi bé bệnh, hãy lưu tâm đến các triệu chứn dưới đây để gọi bác sĩ hoặc nhập viện ngay.

Khó thở

Khó thở khiến mặt mày bé sơ sinh tím tái, nhịp tim rất chậm, phản xạ thần kinh kém hoặc gần như mất hẳn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong của trẻ trước và sau khi chào đời.

Khi bé khó thở, cha mẹ nên bế trẻ để giúp chúng thở dễ dàng hơn, cho bú đều, cho uống nước đầy đủ và nếu nặng nên đưa trẻ đến bác sĩ để có biện pháp ứng cứu kịp thời.

Sốt

Là phản ứng của cơ thể bé khi mắc phải một bệnh nào đó khá nghiêm trọng, thông thường nhất là các bệnh nhiễm trùng.

Giải pháp trước mắt là hãy làm ướt một chiếc khăn và đắp lên trán hoặc thóp (các điểm yếu trên đỉnh đầu) cho trẻ sau đó nhanh chóng nhập viện để được chữa trị kịp thời.

Khi bé sốt cao hơn 38 độ C, không nguôi khóc trong thời gian dài, chán bú, khó thở… phát ban môi tím hay tiêu chảy… cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm.

Bệnh sốt ở trẻ sơ sinh thường được xem là nan giải hơn so với nhóm lớn tuổi vì vậy không nên bỏ qua hoặc tự ý mua thuốc cho trẻ dùng.

Mất nước

Trường hợp trẻ không ướt tã, nhiều người ngộ nhận cho rằng trẻ khỏe mạnh nhưng đây chính là hiện tượng thiếu nước, khát, mất nước của cơ thể. Theo các chuyên gia nhi khoa, trẻ sơ sinh dưới 6 ngày tuổi mỗi ngày phải thay tã ít nhất 6 lần. Ngoài dấu hiệu nói trên, việc mất nước ở trẻ sơ sinh còn thể hiện khô môi, khô miệng, mắt trũng, thờ ơ, đờ đẫn thiếu tập trung. Trong trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cho trẻ bú bình thường, bổ sung thêm chất điện giải (Orezol). Nếu mất nước nhiều cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Nếu bé bị tiêu chảy, mẹ cần cho bé uống nhiều nước và khoáng chất để ngăn ngừa mất nước. Khi nhập viện, bác sĩ sẽ đề nghị cho bé dùng giải pháp điện phân giúp bổ sung chất lỏng của bé bị mất và khoáng chất.

Vàng da

Phần lớn trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da trong vòng 1 tuần sau khi ra đời. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, làm cho trẻ bị vàng da. Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh đều nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày, khi chất bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu.

Tuy nhiên, có một số trường hợp vàng da nặng do chất bilirubin tăng quá cao và thấm vào não (y học gọi là vàng da nhân). Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, dẫn đến tử vong hoặc di chứng về tâm thần, vận động vĩnh viễn. Vì thế bố mẹ hãy quan sát để phân biệt bé bị vàng da sinh lý hay vàng da bệnh lý.

Để điều trị vàng da, em bé sẽ được đặt dưới ánh đèn chiếu đặc biệt, ánh sáng này thâm nhập vào da bé và chuyển đổi rồi đào thải các bilirubin thông qua nước tiểu.

Ở một số nơi trên thế giới, đèn chiếu sáng không có sẵn thì em bé sẽ được đặt ở bên ánh mặt trời trong thời gian rất ngắn, ánh sáng mặt trời sẽ giúp phá hủy các bilirubin dư thừa.

Ho kèm mật xanh

Trường hợp trẻ ho, khóc quá nhiều, ăn nhiều là biểu hiện bất thường của dạ dày, hệ tiêu hóa, nhất là khi ho kèm theo mật xanh, hoặc có màu nâu đen giống như cà phê. Ho ra mật xanh là dấu hiệu bị lồng ruột, ruột bị tắc, còn nôn mửa có màu như bã cà phê là hiện tượng xuất huyết nội. Nôn mửa sau khi chấn thương não cần phải khám và đánh giá ngay vì đây là dấu hiệu bất thường, ngoài ra nếu chấn thương sọ não không kèm theo nôn mửa cũng phải đưa đi bác sĩ ngay, tuy nhiên phần lớn là bình thường, không nên quá lo lắng, bác sĩ sẽ khám và đưa ra những quyết định cụ thể cần thiết.

(Nguồn: Eva.vn)

Vì sao trẻ dưới 3 tuổi không nên xem ti vi?

Tại Pháp, việc cho trẻ em chưa đến 3 tuổi xem ti vi là hành vi phạm pháp. Bởi cho trẻ xem ti vi quá sớm sẽ gây ra một loại các tác hại xấu cho sức khoẻ của bé, đặc biệt là gây tổn thương cho não.

Các nhà tâm lý học của Anh cũng đã đưa ra lời kêu gọi nên khống chế thời gian xem ti vi mỗi ngày của thiếu niên nhi đồng.

1.Sự phát triển của đại não và hệ thần kinh bị tổn thương

Xem ti vi là một hành vi tiếp thu thụ động, sẽ gây cản trở cho việc tiếp xúc với thế giới thật của trẻ, làm hạn chế khả năng tưởng tượng của bé.

Trước 3 tuổi, sự phát triển của đại não cần đạt được 80%, nhưng việc xem ti vi thường xuyên sẽ làm chậm quá trình phát triển của đại não, gây ảnh hưởng xấu cho trẻ.

2. Ngủ không ngon giấc, cơ thể không phát triển

Chất melatonin có liên hệ mật thiết với chất lượng giấc ngủ, và cũng có tác dụng không thể xem thường trong việc điều tiết sự phát triển của thời kỳ thiếu niên. Chúng ta đều biết trẻ em dưới 3 tuổi phát triển chiều cao trong khi ngủ. Nghiên cứu đã chứng minh, xem ti vi trong thời gian dài sẽ gây ức chế quá trình bài tiết melatonin. Nếu liên tục dừng xem tivi trong 1 tuần, nồng độ melatonin trong cơ thể bé có thể tăng lên 30%.

3. Dễ mắc các bệnh tim mạch

Theo 1 nghiên cứu của Úc với 290 trẻ ở độ tuổi 15, những trẻ mỗi ngày xem ti vi hoặc chơi điện tử quá 2 tiếng có nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch rất cao.

4.Tính cách nóng nảy, khó kết bạn

Theo các nhà nghiên cứu, tính cách của những trẻ thường xuyên xem ti vi thường nóng nảy, thần kinh không vững. Việc xem ti vi nhiều cũng không có lợi cho việc giao tiếp xã hội và ứng xử hàng ngày của trẻ.

Các chuyên gia cũng nhắc nhở không nên đặt ti vi trong phòng ngủ, để tránh tạo thói quen xấu nằm xem ti vi cho trẻ. Bữa ăn cũng không nên xem ti vi, để trẻ có thể tập trung ăn cơm. Các bậc phụ huynh tốt nhất nên xem tivi cùng bé, nhắc lại cho trẻ những đặc tính hay đặc điểm tốt được nói đến trong chương trình. Ngoài ra còn có thể khuyến khích trẻ kể lại nội dung câu chuyện đã xem, cùng trẻ phân tích để từ đó bồi dưỡng và phát triển kĩ năng biểu đạt ngôn ngữ, khả năng phán đoán và rèn luyện trí nhớ cho bé.

(Nguồn: Dân trí)

“Kế sách” tách Bé khỏi TV

Để bé thoát khỏi tình trạng ‘nghiện’ xem ti-vi, bố mẹ cần kiên quyết và có biện pháp hợp lý để giúp bé.

Ảnh minh họa

Viện nghiên cứu Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo rằng trẻ em dưới hai tuổi không nên xem truyền hình

Các nhà khoa học giải thích, hai năm đầu tiên của cuộc đời là khoảng thời gian quan trọng để bé phát triển trí não. Việc xem ti-vi quá sớm có thể ngăn cản bé khám phá, vui chơi và tương tác với những người xung quanh. Đồng thời, khả năng học tập, phát triển thể chất của bé cũng sẽ hạn chế.

Trẻ em trên hai tuổi xem ti-vi hơn bốn giờ mỗi ngày có nhiều khả năng thừa cân. Bên cạnh đó, nhiều chương trình truyền hình không phù hợp với trẻ như phim bạo lực, phim về các anh hùng giả tưởng, những nhân vật có thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và tâm lý trẻ.

Xem ti-vi nhiều có hại cho trẻ, nhưng “nghiện” ti-vi hình như đã trở nên phổ biến ở hầu hết trẻ em. Chị Hồng Hà, mẹ bé Su Đa và Su Điêng kể: “Chỉ cần nghe thấy chương trình quảng cáo, bé liền dán mắt vào ti-vi và chịu há miệng cho mẹ đút cơm. Tôi đã dùng ti-vi để dụ bé từ lúc ăn giặm. Bây giờ, dù vào lớp một, hai nhóc cũng không bỏ được thói quen này”.

Để bé thoát khỏi tình trạng nghiện xem ti-vi, bố mẹ cần kiên quyết và có biện pháp hợp lý để giúp bé. Mời bạn cùng tham khảo bí quyết sau.

Biến giờ xem ti-vi thành giờ học: Bạn nên xem ti-vi cùng con để chọn chương trình phù hợp vớ bé. Trong lúc đó, bạn nên hỏi con vè những hình ảnh đang xuất hiện trên màn hình như chú hươu cao cổ có đặc điểm gì, cậu bé trong phim chưa ngoan ở điểm nào, trong cảnh con vừa xem Tom và Jerry ai có lỗi trước. Những câu hỏi này có tác dụng kích thích tư duy, giúp bé phân biệt đúng, sai và thu nhận những gì lợi ích mà ti-vi mang lại, đồng thời biết cách kiểm soát sự tập trung của mình.

Bạn có thể cho bé xem các chương trình như dạy tiếng Anh, tìm hiểu về động vật hoang dã và một số chương trình ca nhạc, phim truyện, phim hoạt hình dành cho trẻ em. (Ảnh minh họa).

Quy định về giờ xem: Bạn thỏa thuận rõ ràng với con về giờ giấc và chương trình được phép xem vào mỗi buổi tối, khi có mặt bố mẹ ở nhà. Thời gian xem ti-vi không nên kéo dài hơn một tiếng vào các ngày trong tuần. Những ngày nghỉ, bé có thể xem nhiều hơn nhưng không quá hai tiếng trong một ngày.

Bạn có thể cho bé xem các chương trình như dạy tiếng Anh, tìm hiểu về động vật hoang dã và một số chương trình ca nhạc, phim truyện, phim hoạt hình dành cho trẻ em.

Đặt ra luật lệ: Bạn hoàn toàn có thể đề ra các quy định như tất cả bài tập về nhà phải được hoàn thành trước khi bé xem truyền hình, không được mở ti-vi khi đang làm bài tập hoặc khi bố, mẹ, người thân không khỏe, đang làm việc hay nói chuyện với khách.

Những điều này giúp trẻ có động lực hoàn thành bài tập về nhà và biết cách chia sẻ với các thành viên khác trong gia đình.

Tham gia các hoạt động: Thay vì ngồi xem ti-vi bạn nên tham gia vui chơi cùng bé, đọc sách cho bé nghe. Đặc biệt, trẻ em nào cũng thích đến nhà bạn bè, đi công viên, vườn thú. Đây là cơ hội để bạn hướng sự chú ý xem ti-vi của bé sang các hoạt động khác. Quá trình này còn bổ ích trong việc rèn ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, học tập và nhận thức của bé trước những môi trường mới

Không đặt ti-vi trong phòng riêng của bé: Thay vào đó, bạn nên đặt ti-vi ở ngoài phòng khách. Cả nhà trò chuyện vui vẻ sẽ lôi cuốn bé tham gia và quên đi xem ti-vi.

(Nguồn: Eva)

DHA – RAA và sự phát triển trí tuệ trẻ em

Người mẹ nào cũng luôn có mong muốn ăn uống tốt để cho con khỏe mạnh, nhưng ăn gì và như thế nào để cho trẻ có một sự phát triển tốt về trí tuệ thì không phải người phụ nữ nào và ngay cả các thầy thuốc không phải ai cũng hiểu biết một cách thấu đáo.

Một chất quan trọng đóng góp cho sự phát triển trí tuệ của trẻ đó là acid docosahexaenoic và chất aicd arachidonic (viết tắt là DHA và RAA).

Vậy DHA và RAA là gì?

Não của trẻ trải qua thời kỳ tăng trưởng và phát triển nhanh trong giai đoạn nhũ nhi và đặt nền tảng cho tiềm năng nhận thức sau này. Dinh dưỡng và cung cấp các yếu tố tăng trưởng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của não. Một số chất dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của não, đó là những acid béo không no, có chuỗi nối đôi dài.

Dầu cá
Dầu cá

DHA và RAA là một thành phần trong những acid béo không no rất cần thiết cho sự phát triển về não và thị giác cho trẻ. DHA và RAA là những thành phần quan trọng ở màng tế bào làm tăng tính thấm và làm cho màng tế bào “mềm mại” hơn, trên cơ sở đó giúp cho sự trao đổi các chất qua màng tế bào được dễ dàng hơn đồng thời giúp cho sự phát triển và hình thành tế bào thần kinh của hệ thần kinh trung ương và võng mạc tốt hơn, cũng như dẫn truyền xung động qua thụ thể thần kinh. Những quá trình này hết sức quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và thị lực của trẻ ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ và đặc biệt trong những giai đoạn phát triển đầu đời.

DHA và RAA được cung cấp cho trẻ qua bánh rau khi còn là thai nhi và sữa mẹ khi trẻ ra đời. Tuy nhiên sau 4 đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ ít đi sẽ dẫn đến giảm số lượng cung cấp cho trẻ cho nên cần phải cho trẻ ăn,uống thêm các thức ăn giàu DHA và RAA.

Khi nào cần phải cung cấp DHA và RAA?

Chế độ ăn trước và trong khi có thai rất quan trọng đối với tình trạng dự trữ các acid béo không no cần thiết (EFAs) cho thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng cuối, trung bình một ngày thai nhi cần 2,2 g EFAs cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu.

Khi trẻ ra đời, yêu cầu về DHA và RAA tăng rất cao, đặc biệt là ở lúc 2-3 tuổi, đó là thời kỳ hệ thần kinh trung ương phát triển nhất thì nhu cầu cung cấp DHA và RAA lại càng quan trọng. Đối với trẻ sinh non, nhu cầu về 2 chất này càng cao để giúp cho não và thị giác phát triển tốt. Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến nghị phải cung cấp DHA và RAA cho trẻ đủ tháng là 0,35-0,7%; nhưng cho trẻ đẻ thiếu tháng tăng lên 0,6-0,9% trong khẩu phần về các acid béo không no.

Cá là nguồn DHA lớn và rẻ tiền

 

Với trẻ sơ sinh đủ tháng, nhu cầu về DHA là 20mg/kg/ngày và RAA là 40mg/kg/ngày. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhu cầu về DHA tối thiểu là 17mg/Kcal/ngày và RAA là 34mg/Kcal/ngày.
Các trẻ đẻ non và sơ sinh bình thường cũng cần được cung cấp đủ DHA bởi chúng không có khả năng chuyển tiền tố DHA (từ dầu thực vật hay các thức ăn thay thế sữa mẹ khác) sang DHA. Sữa mẹ cung cấp đủ EFAs cho trẻ. Vì vậy, việc cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bú tới 24 tháng là rất quan trọng. Trong những trường hợp đặc biệt trẻ không được bú mẹ, phải lựa chọn các thức ăn thay thế có bổ sung các acid béo nói trên.
DHA có nhiều trong dầu cá, cá và thủy sản. Nhóm acid béo omega-3 trong những thực phẩm này còn bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch, đột quỵ và giảm viêm khớp.

Ngoài ra, một số sữa bột công thức cũng bổ sung DHA tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.

(Nguồn: sức khỏe và đời sống)

Cai sữa: cai cả mẹ lẫn con

Hai bố mẹ Zim ngày nào cũng cãi nhau chỉ vì chuyện cai sữa. Mẹ muốn con bú đến khi nào cu cậu chán thì thôi. Bố thì giằng con, đưa cho bác ôsin mỗi tối.
 Bố Zim giải thích với mẹ: “Zim đã 18 tháng, sữa mẹ không tốt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé”. Tối nào cũng thế, bố giằng con đưa cho bác ôsin. Con khóc lóc thảm thiết, mẹ thì giằng con lại, chỉ muốn ôm con để con ngủ được ngon giấc.

Cách nào cai sữa hiệu quả

Tùy theo sự phát triển của từng bé để mẹ quyết định thời điểm cai sữa cho bé. Tốt nhất, mẹ không nên cai sữa cho bé trước khi bé tròn 1 tuổi và sau khi bé được 2,5 tuổi. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng trẻ bú sữa mẹ thường ít khi bị đau ốm vì trong sữa mẹ có chất đề kháng tốt. Có nhiều phương pháp mẹ áp dụng để cai sữa cho bé. Tùy vào tính cách từng bé để mẹ “điều trị”. Nhiều mẹ đã áp dụng các mẹo sau cai sữa cho con rất hiệu quả:
Cách cai sữa tốt nhất là mẹ gửi bé sang nhà bà nội, bà ngoại, người thân khoảng một tuần để bé không thấy mẹ và đòi ti.

Dùng son bôi lên ti. Nếu bé đòi ti, mẹ sẽ nói: “Ôi, ti mẹ đau quá, chảy máu rồi”. Bé sẽ thương mẹ mà không đòi bú nữa. Cứ như thế khoảng vài hôm, mẹ cương quyết không cho bé bú là sẽ cai được ngay.

Mẹ có thể buộc nắm tóc rồi vào đầu ti, làm cho bé sợ mà không đòi ti

Cắt băng dính đen, dán vào đầu ti thành hình chữ thập. Mỗi lần bé muốn ti, mẹ hãy nói với bé: “Ti mẹ bị đau, nên mẹ phải băng vào. Con có thương mẹ không?” Thế nào mẹ cũng gật đầu và quay đi. Hai mẹ con vẫn ngủ với nhau. Khoảng 1 tuần sau bé quên liền.

Bôi quả mướp đắng/dầu gió/thuốc cloxit lên đầu ti. Bé bú thấy đắng/cay, sẽ không đòi ti nữa. Theo bác sĩ Nguyễn Phạm Ý Nhi, Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, việc bôi một chút thuốc kháng sinh thông thường không ảnh hưởng xấu đến trẻ bởi liều rất thấp. Tuy nhiên, cần chú ý tránh các thuốc không dùng cho trẻ em. Không nên dùng ớt bôi lên đầu ti. Vì chất cay này có thể gây bỏng miệng bé.

Mẹ có thể ra hiệu thuốc bắc, mua bột cai sữa. Lúc nào con đòi bú, mẹ bảo: “Con đừng bú, đắng lắm”, đồng thời lấy khăn ướt lau vú và rắc bột xung quanh ti. Con bú thử sẽ thấy đắng quá và lần sau không đòi nữa.

Vì bé quen ti khi đi ngủ, mẹ có thể “lừa con”: “Hôm nay hai mẹ con không ngủ ti nữa, ngủ hát nhé”. Nói rồi, hai mẹ con cùng hát cho đến khi bé buồn ngủ ríu mắt. Mẹ có thể bật nhạc để phụ trợ. Nếu nửa đêm con có dậy, đòi ti, mẹ cương quyết: “Hôm nay ngủ hát cơ mà, con quên rồi à?”. Nhiều mẹ đã áp dụng thành công cách này và sau một tuần là bé quên ti ngay.
"Cai sữa nhé ..."
"Cai sữa nhé ..."

Con đã cai sữa rồi, mẹ nhất quyết không cho bé sờ ti nữa nhé. Vì cai sờ ti còn khó gấp nhiều lần so với cai sữa. Dù mẹ có cai sữa cho bé cách nào, nhưng đến giờ bé ti, mẹ phải lánh mặt. Vì con thấy  mẹ mà không được ti, sẽ gào khóc thảm thiết. Mẹ thương con và không cầm lòng nổi, sẽ rất khó cai.

Giúp sữa tiết ra ngoài không cần con bú

Lúc con không bú nữa, sữa vẫn cương lên, mẹ sẽ đau lắm, nhiều khi phát sốt. Mẹ có thể dùng khăn nhúng nước nóng, chườm và mát-xa xung quanh ngực cho đỡ đau, để sữa thoát bớt ra ngoài. Dần dần, bé không bú nữa, sữa sẽ tự tiêu đi.

Mẹ không nên vắt cho sữa chảy ra. Vì làm như thế, sữa sẽ về nhiều. Cũng không nên uống thuốc tiêu sữa sữa vì sẽ có những tác dụng phụ (tắc tia sữa, ảnh hưởng đến việc nuôi con lần sau).

Để sữa thoát bớt ra ngoài, mẹ lấy một chiếc cốc hoặc lọ, miệng rộng hơn bình ti của bé một chút, cao khoảng 15 cm. Mẹ làm thế nào cho cốc thật nóng, nhiều hơi, úp vào ngực. Ti của mẹ sẽ bị hút 1/3 vào trong cốc, sữa sẽ chảy ra và mẹ nhạ  người. Làm thế khoảng 2 lần sữa sẽ hết. Cốc thật nóng và nhiều hơi mới có tác dụng.

Ban đêm, khi bé đã ngủ say, mẹ có thể cho bé bú lén. Như thế, mẹ đỡ bị cương sữa và sữa cũng ra ít dần.
Mẹ cùng cai sữa với bé
Mẹ cùng cai sữa với bé
Sau khi cai sữa, mẹ nên cho con uống nhiều sữa công thức/sữa tươi để bổ sung dưỡng chất

Hai mẹ con mình cùng cai sữa

Khi bé đã quen không ti nữa, nhiều mẹ lại nhớ và cảm thấy buồn, hụt hẫng chỉ vì “ti mẹ mà bé chê”. Lúc này mẹ cần “vượt qua chính mình”. Cai sữa phải cai cả mẹ lẫn con.

Để ngực không bị chảy xệ sau khi cai sữa, mẹ nên lưu ý:

Luôn mặc áo ngực vải mềm thoáng, nút mở phía trước. Khi còn cho bé bú, dùng tay nâng ngực cao, không để bé ngậm kéo đầu ti nhiều quá, massage ngực bằng vòi sen….Tuy nhiên cũng tùy thể trạng từng mẹ mà cai sữa xong ngực còn đẹp hay không.

Mẹ không nên đột ngột ngừng hẳn việc cho con bú vì điều đó có thể khiến con bị sốc và sinh biếng ăn. Tốt nhất là nên giảm từ từ, nếu vẫn cho bú 4-5 lần một ngày thì giảm thành 3, sau đó thành 2, rồi 1. Thay các bữa bú bằng những thức ăn khoái khẩu của bé. Và khi bé chịu ăn những món này, không nên tiếc lời khen để khuyến khích. Để bé nhận được đủ dinh dưỡng sau khi cai sữa, mẹ nên tập cho con ăn thêm cháo lợn cợn, nhiều loại thức ăn, uống sữa công thức nhiều hơn.

Không nên cai sữa cho bé vào những ngày thời tiết xấu như trời quá nóng, quá ẩm hay quá rét, dễ làm con bị ốm. Cũng nên tránh cai sữa khi bé bị ốm, mệt mỏi, sốt và đặc biệt là khi bị tiêu chảy (lúc này, hệ tiêu hoá còn yếu nên sữa mẹ là thức ăn an toàn nhất).

Nên cắt móng tay cho bé yêu như thế nào?

Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo của các mẹ. Thực tế cho thấy, không phải mẹ nào cũng làm được điều này.

Có nên cắt móng tay, móng chân cho bé yêu?

Lẽ tất nhiên, bạn cần làm điều này để đảm bảo an toàn và vệ sinh cho bé sơ sinh. Móng tay, móng chân của bé mỏng, mềm hơn bạn rất nhiều nhưng đừng nghĩ rằng chúng không sắc nhọn. Bé yêu chưa có nhiều khả năng điều khiển bàn tay và có thể khua khoắng mọi lúc nên rất dễ cào xước mặt bé hoặc mặt bạn.

Móng tay của bé lớn rất nhanh và bạn có thể cắt vài lần trong tuần còn móng chân thì đòi hỏi cắt ít hơn.

Làm thế nào cắt móng tay cho bé mà bé không bị đau?

Thời gian tốt nhất để cắt móng cho bé là khi bé ngủ hoặc cũng có thể là sau khi bé tắm xong. Đây là lúc mà móng của bé mềm nhất.

Khi bạn cắt, phải chắc chắn có đủ ánh sáng để nhìn thấy bạn đang làm gì. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại kéo cắt móng tay chuyên dụng dành cho bé sơ sinh. Bạn cũng nên nhớ, không nên cầm tay bé quá mạnh, có thể làm trầy xước và tím da. Không cắt quá sát vào đầu ngón tay, vì như vậy bé có thể bị đau. Nên cố định tay bé vào một cái nẹp, bạn sẽ dễ dàng cắt hơn.

Cắt móng tay xung quanh đường viền giữa móng và đầu ngón tay. Cắt móng chân bằng một đường thẳng. Sau đó dùng một tấm bìa cứng (chuyên dụng để giũa móng tay) cọ đầu móng để móng bớt sắc.

Thực tế, nếu bạn kiên nhẫn và móng tay bé không quá dài, nhằm tránh làm bị đau bé, bạn có thể dùng tấm bìa chuyên dụng giũa móng cho bé.

Nếu bạn quyết định sửa móng cho bé trong khi bé đang chơi hoặc vừa thức giấc thì bạn nên nhờ ai đó giữ bé giúp bạn trong khi bạn làm.

Một vài bậc cha mẹ thường cắn móng tay cho bé nhưng sự thực thì nó có thể khiến vi khuẩn từ miệng bạn có thể truyền vào ngón tay bé, gặp vết xước sẽ nhiễm trùng. Bạn cũng không nhìn thấy những gì bạn đang làm khi bạn cúi đầu cắn móng tay, móng chân, vì thế có thể gây nguy hiểm.

Trường hợp cắt vào tay bé, làm gì để máu ngừng chảy?

Hiện tượng này xảy ra với khá nhiều các bậc cha mẹ, nên bạn cũng đừng có hốt hoảng, lo lắng quá mức. Bạn nên giữ chặt lấy đầu ngón tay bị chảy máu để cầm máu, sau đó lấy miếng gạc sạch quấn quanh đó. Máu sẽ ngừng chảy trong một hai phút sau.

Không nên để miếng gạc đó quá lâu trên tay bé vì bé có thể đút vào miệng và nuốt, rồi bị ngạt.

Nếu có thể, bạn nên dùng miếng gạc lỏng, sản phẩm dành riêng cho trẻ em. Nó không độc và khô nhanh chóng khi bạn bôi nó đồng thời có thể biến mất cùng với vùng da chết sau khi vết thương đã lành.

(Nguồn: Eva)

Các phương pháp phòng và chống bệnh Còi xương

Bác sĩ cho tôi hỏi với: con gái tôi được 7 tháng nặng 7 kg. Gần đây tóc cháu có rụng hình vành khăn, tôi có hỏi bs thì được biết cháu còi xương và có mua thuốc Vitamin D3 BON nhưng lại được bs đó bảo nếu uống vào thì sẽ khôngtốt cho sau nạy Mà chỉ nên bổ sung từ từ mỗi ngày khoảng 500 đv thôi . Thuốc đó dùng cho mẹ uống 1nửa ông. Tôi đang phân vân chưa biết làm thế nào cạ Cháu nhà tôppi như vậy có còi quá khộng Mọi cử chỉ của cháu rất nhanh nhẹn và cháu ăn cũng khỏe nựa (ĐÕ THỊ PHƯỢNG)

Trả lời:

Trẻ bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi và phốtpho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương).

 Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi-phốtpho. Những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.

 Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị còi xương

 – Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ.

 – Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.

 – Các biểu hiện ở xương: Thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.

 – Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: Chuỗi hạt sườn, nhô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.

 – Răng mọc chậm, trương lực cơ nhão, táo bón.

 – Chậm phát triển vận động: Chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…

 – Trong trường hợp còi xương cấp tính: Trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu.

 Những trẻ nào dễ có nguy cơ bị còi xương

 – Trẻ sinh non, sinh đôi; Trẻ nuôi bằng sữa bò; Trẻ quá bụ bẫm; Trẻ sinh vào mùa đông.

 – Các bà mẹ cần phân biệt: Bệnh còi xương và còi cọc.

 + Trẻ còi cọc: Trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm còi xương hoặc không.

 + Bệnh còi xương: Có thể gặp ở cả những trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về canxi, phốtpho cao hơn trẻ bình thường.

 Cần phải làm gì khi trẻ bị còi xương

 Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10-15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa lý liệu pháp các bệnh viện. Bởi vì dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phốtpho. Ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 Cho trẻ uống vitamin D 4000 Ul/ngày trong 4-8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000-10.000 Ul/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 Ul/ống, 3 tháng tiêm nhắc lại một lần trong năm đầu tiên.

 Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: Canxi B1-2-6 từ 1-2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1-2 thìa cà phê/ngày.

 Chế độ ăn uống:

 – Cho trẻ bú mẹ.

 – Ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: Sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày. Cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương.

 – Cho thêm dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: Vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.

 Phương pháp phòng và chống bệnh còi xương ở trẻ em

 – Khi có thai, người mẹ phải có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Để tránh bị sinh non, có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 200.000Ul.

 – Sau sinh, cả mẹ và con không nên ở trong phòng tối và kín, phòng ở thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.

 – Sau khi sinh 2 tuần, cho trẻ ra tắm nắng 15-20 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ).

 – Cho trẻ uống vitamin D 400Ul/ngày trong suốt năm đầu tiên nhất là về mùa đông.

 – Khi trẻ ăn bổ sung: Cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: Sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và dầu mỡ.

 Bạn nên đưa bé đến Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng để được các bác sĩ khám và hướng dẫn cụ thể. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc cho bé khi chưa có đơn thuốc của bác sĩ.

(Nguon: thuocbietduoc.com.vn)

Sữa Nhật Wakodo sự lựa chọn tuyệt vời dành cho trẻ

 

Giới thiệu về Wakodo

Năm 1917, WAKODO, hãng sữa trẻ em hàng đầu Nhật Bản, phát minh ra sản phẩm sữa cho trẻ sơ sinh đầu tiên, cho đến nay hãng vẫn tiếp tục những nghiên cứu bổ sung những thành phần tự nhiên có trong sữa mẹ để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Sữa bột dinh dưỡng HAI HAI chứa những thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ. HAI HAI còn được bổ sung DHA, Nucleotides, β-caroten, oligosaccharide, lactoferin là những thành phần thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
HAI HAI được bổ sung DHA (docosahexaenoic acid) có trong sữa mẹ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh và hoạt động tốt các chức năng của não, mắt và hệ thần kinh trung ương.
HAI HAI đạt được sự cân bằng lý tưởng giữa các acid béo thiết yếu có trong sữa mẹ, đảm bảo sự phát triển toàn diện thể lực và trí tuệ.
HAI HAI  được bổ sung năm loại Nucleotide như trong sữa mẹ rất cần thiết cho sự tăng cường hệ miễn dịch và sự phát triển của hệ tiêu hóa.
HAI HAI cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu với tỷ lệ thích hợp, dễ hấp thu và cần thiết cho sự phát triển các chức năng quan trọng của cơ thể.
HAI HAI còn được bổ sung beta-carotene, một chất chống oxy hóa, giúp cho hệ miễn dịch khỏe hơn.
Galacto oligosaccharide trong HAI HAI kích thích tiêu hóa và hấp thu do hỗ trợ có chọn lọc sự phát triển của các vi khuẩn có ích Bifidobacterium ở đường ruột.
HAI HAI cung cấp lactoferrin là 1 glycoprotein gắn với sắt, có nhiều trong sữa mẹ, nhất là sữa non. Lactoferrin là một protein có khả năng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể trẻ. Lactoferrin làm ức chế sự phát triển của nhiều nhóm vi khuẩn nguy hiểm gây nhiễm trùng đường tiêu hoá. Trong cơ thể, Lactoferrin tăng cường sự phát triển và biệt hoá của tế bào Lympho (là tế bào giúp cơ thể nhận dạng và tấn công loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, góp phần giúp trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Sắt là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt trong quá trình tạo máu. Tuy nhiên, sắt cũng là thành phần cần thiết của nhiều loại vi khuẩn, nên cơ thể trẻ sử dụng một số protein đặc biệt điển hình như Lactoferrin để làm suy yếu đi sự phát triển của nhiều nhóm vi khuẩn có hại, giúp tăng hấp thu sắt để cấu tạo hồng cầu.
HAI HAI có tỷ lệ protein  như trong sữa mẹ. Chúng đã được xử lý nhiệt và điều chỉnh để tối ưu hóa chất lượng cho trẻ nhỏ.β lactoglobulin một protein có nhiều trong sữa bò, ít trong sữa mẹ, hay gây dị ứng cho trẻ được giảm từ 4 g trước xử lý xuống đến 0.3g – 0.8 g sau xử lý.
HAI HAI rất dễ tan.Trẻ nhỏ rất dễ uống HAI HAI do hương vị thơm ngon và không quá ngọt.
Thành phần: Lactose, đạm whey cô đặc, sữa nguyên kem, dầu thực vật ( dầu cọ, dầu hạt cọ phân đoạn, dầu đậu nành), Galacto oligo saccharide, Dextrin, dầu cá tinh luyện, Khoáng chất ( Canxi carbonat, Canxi caseinate, Canxi clorid, Canxi pantothenate, Magiê chlorid, Dikali hydro phosphat, kali clorid, Kali hydroxide, Dinatri hydro phosphate, Sắt pyrophosphate, Kẽm sulphate, Đồng sulphate), Vitamin (Vitamin C, Vitamin E, Vitamin A, Vitamin D, Vitamin B1,Vitamin B2, Vitamin B6, Vitamin B12, acid folic, b- carotene,) lecithin đậu nành, Nicotinamide, Cystine, Taurine, Lactoferrin, Nucleotides ( Dinatri 5’- cytidylate, Dinatri 5’- inosinate, Dinatri 5’- uridylate, Dinatri 5’ –guanylate, acid 5’ –adenylic)

Các hỏi đáp về Wakado

Đẳng cấp của sữa Wakodo tại Việt Nam

Hỏi: Các sản phẩm thực phẩm trẻ em của Wakodo có được ưa dùng tại Nhật Bản ?

Đáp: Thực phẩm trẻ em của Wakodo rất được ưu dùng tại Nhật Bản. Chúng tôi đã phát triển hơn 100 năm tại Nhật Bản về các sản phẩm này. Từ cuối năm 2011 đến hiện tại tháng 3 /2012 chúng tôi đã từ vị trí thứ nhì lên vị trí dẫn đầu tại Nhật Bản (No1 Market share) về thực phẩm trẻ em bao gồm sữa bột và các loại thực phẩm trẻ em theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường số 1 Nhật Bản INTAGE inc .

( Baby Food Products: Total of Powdered Milk, Baby Food, Baby Drink, & Baby and Toddler Snack
Source Data: INTAGE Inc. SDI Data (All business categories) Mar.2010-Feb.2012
Share: The Amount of Sales Share )
Hỏi: Tôi thấy nhiều loại sữa bột rất khó tan, không biết sữa Wakodo co tan nhanh không.

Đáp: Sữa Wakodo tan rất nhanh. Bạn chỉ cần lắc nhẹ là sữa đã tan hết. Chúng tôi tạo ra loại sữa dễ tan trong nước để giảm đi phần nào sự vất vả của người mẹ. Độ tan nhanh còn thể hiện các ưu điểm của sản phẩm:

– Công thức sữa tiên tiên

– Nguyên liệu hết sức cao cấp

– Dây chuyền công nghệ tiên tiến: Sữa nước được làm khô bằng cách phun sương có quạt hơi nóng trong thời gian cực ngắn. Các bột sữa này sau đó được sàng sảy chọn lọc vi hạt kích thước siêu nhỏ (Mycro).

Hỏi: Tôi được biết trẻ nhỏ không nên ăn thức ăn có hương liệu. Không biết sữa Wakodo có hương liệu không?

Đáp: Sữa Wakodo không hề có hương liệu. Mùi vị rất tự nhiên thuần khiết. Chính vì thế  khứu giác và vị giác của trẻ được bảo vệ, phát triển rất tự nhiên. Đấy là nhờ công nghệ rất tiên tiến của Wakodo. Các nguyên liệu đã được tuyển chọn nghiêm ngặt được trộn vào nhau tạo sữa lỏng đầy đủ các thành phần. Sau đó sữa lỏng được làm khô kiểu phun sấy ( Spray Dryer) ở dạng sương vào lòng thiết bị có thổi gió nóng ở nhiêt độ cao, trong thời gian cực ngắn, vì thế sữa bột Wakodo vẫn giữ được hương vị thuần khiết, tự nhiên mà không mất đi chất dinh dưỡng.

Hỏi: Tại sao sữa Wakodo in Lot date bằng máy vi tính, trong khi một số sữa khác lại dập nổi.

Đáp: Cũng như tất cả các hãng sữa tiên hàng đầu thế giới khác, dây chuyền sản xuất của Wakodo đều được tự động hoá bằng máy vi tính. Lot date sản xuất và thậm chí ở Wakodo giờ và phút sản xuất cũng được in dưới đáy hộp. Nhờ những thông tin này  mà Wakodo có thể truy tìm thông tin chính xác về nguyên liệu được sử dụng hay các công đoạn sản xuất. Ngoài ra nhà máy còn thiết kế các loại máy chỉ hoạt động với những nguyên liệu đạt tiêu chuẩn trong khâu kiểm tra và đúng quy định. Bạn chỉ cần kiểm tra dòng chữ in Lot date dưới đáy hộp còn rõ, không tẩy xóa, chữ in đẹp là được. Nếu làm giả, Lot date in lại sẽ không thể đẹp , rõ như công nghệ Nhật Bản được.

Hỏi: Gần đây tôi rất lo lắng khi thấy một số nhãn sữa khác bị than phiền về an toàn vệ sinh. Không biết tình hình của sữa Wakodo như thế nào.

Đáp: Bạn có thể hoàn toàn an tâm về vấn đề này của sữa Wakodo. Nhà máy sữa Wakodo hiện nay có thể nói là hiện đại bậc nhất thế giới. Đạt tiêu chuẩn ISO 22000 và CODEX. Trong nhà máy , chúng tôi quản lý về sinh trên cơ sở phân loại thành 5 vùng khác nhau:   Vùng sử dụng chung —> vùng quản lý vệ sinh —>  vùng bán tinh khiết —> vùng tinh khiết—-> vùng siêu tinh khiết.

Trước khi bước vào trong nhà máy, đầu tiên nhân viên phải thay quần áo chuyên dụng, hút sạch bụi bẩn toàn thân, rửa tay và sát trùng bằng cồn.
Sau đó phải đi qua buồng thổi khí, và chỉ được vào trong nhà máy sau khi đã thực sự sạch sẽ.

Hỏi: Các công thức và chất lượng sản phẩm của hãng Wakodo được hình thành và kiểm soát như thế nào? Wakodo có viện nghiên cứu độc lập của mình không?

Đáp: Là một hãng nghiên cứu và sản xuất sữa bột và thức ăn trẻ em số một Nhật Bản, Wakodo có viện nghiên cứu độc lập rất hiện đại từ hàng trăm năm nay. Tất cả công thức sản phẩm và kiểm soát chất lượng đều do viên nghiên cứu của Wakodo đảm trách. Tất cả các thành phần dinh dưỡng trong sữa và các sản phẩm khác của Wakodo đều được theo dõi, kiểm soát từ khâu nguyên liệu – sản xuất-  đến chuyển hóa trong cơ thể con người. Hướng đến tự nhiên, lấy sữa mẹ làm gốc, công thức sữa Wakodo gần gũi với sữa mẹ. Chú trọng đến công thức cân đối, mọi thành phần dinh dưỡng đều được theo dõi chuyển hoá chặt chẽ chứ không chạy theo số lượng thành phần.

Ảnh Giám đốc Viện Nghiên Cứu Wakodo tại Tokyo

Tổng giám đốc hãng Wakodo

 (Nguồn: hdp.com.vn)

Dạy bé sơ sinh tập đi

Dạy bé sơ sinh tập đi
Sự phát triển cơ giúp bé tự điều khiển cơ thể mình và tạo ra những hành động tự nguyện lẫn ép buộc. Sự phát triển cơ cũng tạo cho bé khả năng đứng, đi và di chuyển xung quanh. Tuy nhiên, nên hiểu rằng mỗi trẻ khác nhau là khác nhau và đạt được mức độ trưởng thành về tâm và sinh lý ở giai đoạn khác nhau. Theo trình tự thời gian, bé tập bò, tập chững. Khi đã đứng vững rồi mới đến lò dò từng bước men theo những đồ vật có tay cầm ngay tầm của bé như thành giường, thành ghế, thành cửa sổ… Cũng có một số bé thì trình tự thời gian này có vẻ như khác nhau. Có bé bỏ qua giai đoạn tập đứng và tập đi mà tiến thẳng tới đi luôn khi cảm thấy cứng cáp, mặc dù trước đó nhiều bà mẹ lo lắng sao con mình không tập chững, tập đi như những đứa trẻ khác. Điều đó được gọi là quá trình bỏ qua giai đoạn. Nếu bạn quan tâm đến cách dạy con tập đi, đừng hoang mang lo lắng nếu bé chưa biết đi khi so sánh với những bé khác cùng trang lứa. Đừng ép buộc, thay vào đó hãy khuyến khích động viên bé. 1. Đừng để bé cả ngày ở trong khung tập đi bởi vì khung tập đi có thể làm cho cơ chân của bé không phát triển hoàn toàn. Hơn nữa, nó có khả năng làm cho bé phải chịu một số tổn thương.Có thể sự dụng  xe tập đi bằng gỗ để hỗ trợ, giúp bé thích thú khi tập đi.Những lời khuyên cho bạn dạy bé tập đi đúng cách :1.     Hãy để bé đi chân không khi bé ở trong nhà, bởi vì việc tập đi sẽ dễ dàng hơn khi không mang giầy
2.    Khi dạy bé tập đi, hãy đảm bảo rằng bạn giữ phần thân của bé chứ không phải chân hoặc tay của bé.
3.    Khuyến khích bé tập đi bằng cách gọi to tên của bé hoặc đặt một thanh sô cô la ngoài tầm với của bé và buộc bé phải trườn đến để lấy.
4.    Không cho bé tập đi trên sàn nhà quá trơn trượt bởi vì bé sẽ khó có thể giữ thăng bằng và dễ ngã, làm cho bé bị đau.
5.    Phối hợp với bé và giúp cho các phản xạ của bé linh hoạt hơn. Đây là cách tốt nhất nhằm kích thích sự phát triển của bé.
Nguồn: diendantretho.com

Dinh dưỡng cho tuổi tập đi

Chế độ ăn uống của trẻ tuổi tập đi vô cùng quan trọng, cả về dinh dưỡng cũng như thói quen ăn uống sau này. Chính vì thế mà hầu hết các bà mẹ không tiếc công, tiếc sức và không tiếc cả thời gian để chăm lo chế độ dinh dưỡng của bé.

Thực tế, dinh dưỡng cho tuổi tập đi chỉ cần đảm bảo:

Protein: Trẻ trong độ tuổi tập đi cần 16gr protein/ngày và các thực phẩm giàu protein là trứng, đậu phụ, lườn gà, đỗ.

Canxi: Đây là giai đoạn hệ xương của bé phát triển rất mạnh vì thế bé cần 500mg can xi/ngày. Tức là bé cần uống từ 2 cốc sữa (tương đương với 8 thìa sữa bột) trở lên.

Vitamin D: Trẻ cần được bổ sung đầy đủ lượng vitamin D (400 IU/ngày) để số “vật liệu” can xi nạp vào.

Sắt: Trẻ tuổi này cần ít nhất 10mg sắt/ngày và thực phẩm giàu sắt gồm thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu khô và ngũ cốc.

Kẽm: Các thực phẩm giàu kẽm gồm thịt bọ, thịt gia cầm, cá, trứng, đậu đỗ, bánh mỳ, bánh quy. Trẻ tuổi này cần 10mg kẽm/ngày.

Bữa ăn phụ: Bữa ăn phụ lý tưởng của trẻ là cam, kiwi, dưa hấu và dâu tây. Những loại quả ngon tuyệt này rất giàu vitamin C và trẻ tuổi tập đi cần 40mg/ngày.

Vitamin A: Hãy cho trẻ thỉnh thoảng được gặm những miếng cà rốt cứng, vừa giúp bé tập nhai lại bổ sung thêm vitamin A. Ở tuổi này, trẻ cần 400mcg/ngày từ cà rốt, các loại quả màu đỏ và rau.

 

 Lưu ý:– Thịt thái miếng thường khô, dai khiến trẻ rất khó nhai nên cách tốt nhất là hầm, nấu súp hoặc xay nhuyễn.- Cho bé uống sữa nguyên kem đến khi bé được 2 tuổi rồi mới uống sữa hớt váng.- Nếu trẻ không thích uống sữa thì có thể thay thế bằng sữa chua, kefir, phô mai hay sữa đậu nành.- Cho trẻ ăn ít nhất 5 loại rau và quả/ngày.

– Trẻ tuổi tập đi cũng nổi tiếng là “kén cá chọn canh” vì thế việc của mẹ là chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe của bé và việc của bé là có thể ăn hoặc không ăn. Hãy ghi chép đầy đủ các thực phẩm bé ăn trong 1 tuần để xem liệu bé đã ăn đủ và đúng hay chưa.

(Nguồn: Dân Trí)

Lấy lại sức sống và dáng chuẩn sau sinh

Bước 1: Vận động đi nào các mẹ

Hãy bắt đầu tập thể dục ngay từ bây giờ. Cách đây vài thập kỷ, các bác sĩ khuyên phụ nữ hạn chế vận động thể chất sau khi sinh nở – nhưng giờ đây, lời khuyên đó đã lạc hậu. Những cuộc đi dạo thư giãn từ 10 – 20 phút sau khi từ bệnh viện về nhà rất tốt cho bạn – ngay cả đối với những bà mẹ sinh mổ không phải dùng thuốc giảm đau, bác sĩ Berens nói. Với những bài tập chính quy và phức tạp hơn nên đợi sau 6 tuần vì bạn có thể sẽ không thấy khỏe cho đến tận lúc đó, nhưng sau 6 tuần cơ thể có thể đã có đủ thời gian hồi phục sau khoảng thời gian thai nghén và sinh nở.

Tất cả những màn thay tã và cho bú nửa đêm chắc chắn sẽ khiến bạn bấn loạn, và stress có khả năng cản trở việc giảm cân của bạn. Tập thể dục là một hình thức giải stress hữu hiệu đã được kiểm chứng. Tập thể dục ở dạng nào đó giúp bạn thấy tràn đầy sức sống trở lại, giảm nguy cơ stress sau sinh và béo phì.
Webtretho – Mẹ tập thể dục

Lấy lại sức sống và dáng chuẩn sau sinh (P.1) - 1
Tập thể dục giúp mẹ khỏe mạnh và xinh đẹp trở lại – Ảnh: Gettyimages

Bài tập xe đẩy – Bài tập 26 phút đơn giản (không cần người giữ trẻ)

Đây là bài tập nhanh và đơn giản cho các bà mẹ vừa sinh con với nhiều mức cân nặng khác nhau. Với bài tập này, bạn có thể tập theo cường độ của riêng mình vì khởi đầu ở mức nào không quan trọng, thêm vào đó, bạn không phải áy náy vì bỏ con mình ở nhà. Ban đầu, hãy tập bài tập xe đẩy 26 phút này 3 lần mỗi tuần. Nếu bạn đang cho con bú, hãy cho con bú trước khi tập để không phải nghỉ tập giữa chừng.

Tham khảo cường độ tập luyện để bài tập đạt hiệu quả tốt nhất.   1. Không phải cố gì cả
2. Hơi gắng sức một chút
3. Thực hiện dễ dàng, thoải mái
4. Có gắng sức vừa phải
5. Phải gắng sức kha khá (bạn đã cảm thấy hơi thở của mình)
6. Gắng sức đáng kể (nói chuyện không thoải mái lắm)
7. Rất gắng sức (bạn chỉ có thể nói các câu ngắn)
8. Hổn hển (bạn chỉ có thể thốt lên từng mệnh đề ngắn mỗi lần)
9. Nói không ra hơi (bạn chỉ có thể duy trì sự cố gắng này trong chốc lát nữa thôi)
10. Đuối sức (có thể choáng váng và kiệt sức)

Cấp độ 1 – Dành cho người mới bắt đầu tập

Khởi động: 5 phút

Bước đi với tốc độ trung bình, vai ngả ra sau, lưng thẳng và xe đẩy cách hông từ 15- 25cm.

Đi bộ cách quãng: 18 phút

* Đi bộ với tốc độ cao trong khoảng 30 giây với mức cố gắng từ 5-6.
* Đi bộ khoảng 60 giây với tốc độ chậm hơn với mức cố gắng từ 4-5.
* Thực hiện luân phiên hai mức độ đi 12 lần (khoảng 18 phút).
Thả lỏng: 3 phút

Giảm tốc độ và bước chậm lại ở mức cố gắng 2.

Cấp độ 2 – Dành cho người đã quen với cấp độ 1

Khi bạn cảm thấy nhịp thở của mình không còn nặng nhọc (có thể mất 5 ngày, 5 tuần hay lâu hơn, tuỳ thuộc vào mức độ khoẻ mạnh của bạn), hãy gia tăng thời gian thực hiện hai mức đi bộ trên theo thứ tự lên mỗi thứ 45 và 90 giây. Việc này sẽ khiến thời gian tập của bạn tăng thêm 9 phút. Đừng quên giai đoạn thả lỏng người.
Webtretho – Bài tập với xe nôi

Lấy lại sức sống và dáng chuẩn sau sinh (P.1) - 2
Bài tập với xe nôi giúp mẹ lấy lại vóc dáng săn gọn mà vẫn có thể luôn ở bên con yêu – Ảnh: Inmagine

Cấp độ 3 – Dành cho người đã tập lâu

Sau khi đã quen với khoảng thời gian 45 và 90 giây (thường sau khoảng 4 đến 6 tuần đối với phụ nữ có sức khoẻ trung bình), hãy gia tăng cường độ của bài tập lên mức 6 hoặc 7 trên thang độ cố gắng. Khi thấy mình đủ sức chịu đựng, hãy gia tăng thời gian và tần suất các bài tập xe đẩy của bạn – thêm thời gian vào mỗi bài tập hiện thời, sau đó thêm ngày luyện tập nhưng không bao giờ nên tăng thời gian, tần suất và cường độ cùng một lúc, Hãy chọn một, làm quen với mức độ mới, sau đó gia tăng thêm số phút, số ngày hoặc cường độ khi bạn thấy sẵn sàng.

Yêu cầu về xe đẩy: Không phải loại xe kiểu cũ nào cũng phù hợp để tập thể dục. Loại bạn dùng tuỳ thuộc vào độ tuổi và mức độ phát triển thể chất của con. Luôn nhớ kiểm tra xem bé đã được gài dây an toàn chắc chắn chưa trước khi ra đường.

Lưu ý: Hãy uống 240ml nước mỗi 15 phút tập luyện.

Nếu con bạn…

Từ 0 đến 6 tháng tuổi: Trẻ chưa phát triển đủ để kiểm soát tốt đầu cổ trước 6 tháng tuổi, vì vậy hãy dùng loại xe đẩy có thể ngả ra sau hoàn toàn để con bạn có thể nằm thẳng. Bạn có thể dùng xe đẩy loại này để đi bộ tập thể dục hay đi dạo.

Hơn 6 tháng: Các chuyên gia y khoa nói rằng con bạn phải ít nhất 6 tháng tuổi, có khả năng ngồi thẳng và kiểm soát tốt đầu/ cổ mới chịu được chuyến đi dằn xóc trong xe đẩy khi đi bộ. Để chuyến đi được êm hơn, hãy chọn loại xe dùng cho việc đi bộ với bánh xe có lốp đường kính từ 30 đến 40 cm. Hãy nhớ rằng xe đẩy có ba bánh không có nghĩa là chạy sẽ an toàn hơn. Hãy đọc kĩ hước dẫn sử dụng trước khi định làm gì nhiều hơn là đi bộ.

(Nguồn: http://www.eva.vn)